41 công trình trọng điểm chậm tiến độ do thiếu vốn

41 công trình trọng điểm chậm tiến độ do thiếu vốn
Ngày 22-11, tại cuộc họp bàn việc thúc đẩy tiến độ các dự án, cụm công trình trọng điểm của TP giai đoạn 2011-2015, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định nguyên nhân chính của việc chậm triển khai 41 dự án là do thiếu vốn.

41 công trình trọng điểm chậm tiến độ do thiếu vốn

> Bỏ hoang đất 'vàng'

> Sau 5 năm tuột dốc, địa ốc sắp bước vào chu kỳ mới?

Ngày 22-11, tại cuộc họp bàn việc thúc đẩy tiến độ các dự án, cụm công trình trọng điểm của TP giai đoạn 2011-2015, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định nguyên nhân chính của việc chậm triển khai 41 dự án là do thiếu vốn.

Dự án Nhà hát Thăng Long dự kiến vốn đến 4.500 tỉ đồng chắc chắn sẽ không thể hoàn thành vào năm 2017
Dự án Nhà hát Thăng Long dự kiến vốn đến 4.500 tỉ đồng chắc chắn sẽ không thể hoàn thành vào năm 2017. Ảnh: Ngô Thanh
 

Khó về vốn

Theo Sở KHĐT, trong số 41 dự án chậm tiến độ, có 31 dự án chậm trong việc chuẩn bị đầu tư (khối nông nghiệp có 3 dự án, khối đô thị 13 dự án, ODA 2 dự án, văn xã 10 dự án, 3 dự án khối CNTT và dự án khác).

Ngoài ra, có một số dự án gặp khó khăn trong công tác GPMB như dự án nghĩa trang Minh Phú (Sóc Sơn) và nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh), đường vành đai 1 đoạn Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái, Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu, dự án sông Tích... Một số dự án thời gian thi công kéo dài dẫn đến điều chỉnh thiết kế và đơn giá như dự án đường 5 kéo dài, dự án đường vành đai 1 và 2...

GĐ Sở Xây dựng Nguyễn Thế Hùng cho biết, sở có 5 công trình được giao làm chủ đầu tư, nhưng khó thực hiện, trong đó có 3 công trình đang chuẩn bị đầu tư. Riêng dự án Nhà hát Thăng Long, dự kiến vốn 4.500 tỉ đồng, triển khai theo hình thức BT. Trong đó, tiền tư vấn công trình khoảng 375 tỉ đồng. “Đây là dự án rất lớn, dự kiến xây dựng năm 2014 – 2017 rất khó khả thi vì thời gian gấp, khó thu xếp nguồn vốn” - ông Hùng khẳng định và kiến nghị TP cho phát hành trái phiếu triển khai dự án, thay vì hình thức BT.

Tương tự, dự án bệnh viện 1.000 giường ở Mê Linh dự kiến vốn đầu tư 3.300 tỉ đồng, theo hình thức BT, đang thiếu vị trí đất đối ứng theo hình thức BT...

Đại diện Sở GTVT cũng cho biết, dự án vành đai 1 đoạn Voi Phục – Hoàng Cầu, Hoàng Cầu – Ô Chợ Dừa hiện còn nhiều vướng mắc. Dự án vành đai 2 chậm tiến độ. 3 dự án BT đường 70 chậm tiến độ, do có dự án đưa vào BT, nhưng chưa có nhà đầu tư, đất đối ứng...

Đại diện Sở KHĐT khẳng định, nguyên nhân chính của các dự án chậm tiến độ là do gặp khó khăn trong công tác GPMB, bởi đây là các dự án có khối lượng đền bù, GPMB và tái định cư rất lớn, trong khi chế độ, chính sách đền bù vẫn còn nhiều bất cập, giá đền bù chưa sát giá thị trường.

Rà soát lại năng lực các chủ đầu tư

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhận định, việc triển khai thi công các công trình trọng điểm còn rất nhiều khó khăn, chậm so với tiến độ đề ra. Theo ông, nguyên nhân chính của việc chậm triển khai là do thiếu vốn. “Tổng nhu cầu của các dự án trọng điểm lên đến 164.000 tỉ đồng, năm 2012 mới bố trí được 2.000 tỉ đồng, chưa được 2%. Các dự án môi trường rác thải, nghĩa trang, hỏa táng triển khai rất phức tạp, vất vả. Quy trình, thủ tục trong quá trình chuẩn bị xây dựng còn nhiều, dẫn đến chậm thực hiện. Trách nhiệm của các ban quản lý, chủ đầu tư còn nhiều hạn chế. Các cấp, các ngành chưa thực sự quyết liệt giải quyết các khó khăn” - ông Thảo nhấn mạnh.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch TP, thời gian tới sẽ tập trung vốn để hoàn thành 18 công trình đang triển khai. Trong năm 2013 sẽ khởi công các công trình dân sinh bức xúc như: Vành đai 1, vành đai 2, các cầu vượt, các cơ sở hỏa táng (Thanh Tước, Yên Kỳ...), các công trình xử lý rác thải (Nam Sơn), công trình xử lý nước thải (Phú Đô, tả ngạn sông Nhuệ...) và một số hồ nước bị ô nhiễm.

Về các giải pháp, Chủ tịch UBND TP yêu cầu cần đặc biệt lưu ý đến nguồn vốn. Theo Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua, TP có thể chủ động phát hành trái phiếu để huy động nguồn lực. Chủ tịch yêu cầu các quy trình thủ tục để triển khai dự án phải đơn giản hóa, tránh việc “sở nọ hành sở kia”. Trong thời gian tới, cần rà soát lại năng lực các chủ đầu tư, cần thiết sẽ rút các ngành không có năng lực, không có chuyên môn.

Theo Xuân Thu
Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.