Bí ẩn hồ xương người ở Ấn Độ
> ‘Toát mồ hôi’ ngắm ngôi nhà xương người tại Áo
> Giải mã xương người khổng lồ tại Italy
Roopkund là một hồ băng ở Ấn Độ nằm ở độ cao khoảng 5,029 mét so với mực nước biển. Vào thời điểm băng giá tan chảy, có đến hàng trăm bộ xương người trồi lên trên bề mặt hồ...
Hồ Roopkund nhìn từ trên cao. |
Mặc dù đã có nhiều tài liệu báo cáo về sự xuất hiện của những bộ xương người tại hồ Roopkund từ những năm cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, hồ Roopkund chỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1942 bởi những người làm công tác bảo vệ rừng tại những khu vực cấm săn bắn.
Thời gian đầu người ta cho rằng những bộ xương người đó là của binh lính Nhật Bản, họ là những người đã xâm nhập và khu vực Kashmir sau đó đã bị chết cóng tại đây. Đây được xác định là thời điểm xảy ra chiến tranh Thế giới lần II, quân Anh sau đó cũng đã gửi một đội điều tra để xác định xem có phát hiện được bí mật gì của quân đội không. Tuy nhiên, các cuộc điều tra chứng minh những bộ xương đó không phải của quân lính Nhật Bản, và chúng vẫn chưa được làm rõ.
Bí ẩn về sự xuất hiện của những bộ xương người tại hồ vẫn chưa được làm rõ. |
Một số nhà thám hiểm người Anh đã đến hồ Roopkund để xem xét tình hình, bên cạnh đó cũng có nhiều học giả cho rằng những bộ xương đó là của đội quân tướng Zorawar Singh chết tại địa bàn tranh chấp Kashmir. Người ta lý giải quân của tướng Zorawar Singh đã bị lạc đường rồi bị chết cóng ở dãy núi Himalayas trên đường rút quân sau trận đánh với quân Tây Tạng vào năm 1841. Tuy nhiên, khi xét nghiệm đồng vị các-bon phóng xạ trên những bộ xương vào những năm 1960 đã chứng minh giả thuyết trên là không đúng.
Trong khi đó, có nhiều cuộc điều tra đã lý giải một cách mơ hồ rằng những bộ xương này nằm vào khoảng thời gian từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15. Lý giải này đã khiến cho nhiều nhà sử học liên tưởng đến một vụ tấn công bất thành của Mohammad Tughlak vào Garhwal Himalaya. Ngoài ra, không ít người thì lại tin rằng những bộ xương là nạn nhân của một trận đại dịch chưa xác định. Còn bản thân các nhà nhân chủng học thì lại cho đó là một vụ giết người hàng loạt theo một lễ nghi nào đó.
Tất cả các lý giải và thuyết đưa ra đều không có căn cứ chứng minh, mãi cho đến năm 2004 khi một đoàn các nhà khoa học châu Âu và Ấn Độ đã tập hợp lại trên khu vực này để khám xét thì khi đó sự thật và những bí ẩn mới bắt đầu được giải đáp phần nào.
Trải qua hàng nghìn năm nhưng những di vật còn sót lại vẫn chưa bị phân hủy. |
Căn cứ theo DNA trên mỗi bộ xương thì các nhà khoa học đã phân loại ra theo 2 đặc trưng khác nhau. Một loại là những bộ xương có dáng vóc thấp bé, còn một loài là những bộ xương có dáng vóc cao to. Kết quả cho thấy những bộ xương này đã xuất hiện trước các mốc thời gian như đã nói, đồng vị các-bon cho thấy những bộ xương đã xuất hiện vào khoảng năm 850 sau Công nguyên.
Tại hồ có đến hàng trăm bộ xương người. |
Những vết nứt đằng sau xương sọ cũng phần nào tiết lộ thêm, tất cả những người này đã chết do bị vật nặng và cứng đánh trúng vào đầu, tuy nhiên những người này không phải chết do sụt đất hay lở tuyết.
Kiểm tra các bộ phận khác trên cơ thể không có dấu hiệu bị tấn công khiến các nhà khoa học khẳng định họ bị tấn công từ phía trên đầu xuống. Những lý giải có tính thuyết phục của các nhà khoa học được suy luận từ những vụ tai nạn tương tự mà rất nhiều người đã bị như…bão mưa đá.
Địa hình hiểm trở xung quanh hồ Roopkund . |
Không có bất kỳ chứng cứ lịch sử nào chứng minh đã có những cuộc thương mại buôn bán tới Tây Tạng ở khu vực này. Tuy vậy, do hồ Roopkund lại nằm trên một tuyến đường quan trọng trên núi Nanda Devi, nên khu vực này trước đây cũng có những hoạt động lễ hội diễn ra thường 12 năm một lần.
Một số khác lý giải; những người đi lại đầu tiên tại đây là những người dân bản địa, họ đã thuê một đội quân bốc vác rành rọt địa điểm để giúp họ thồ các ba hàng qua những ngọn núi cao.
Trên đường đến hồ, có thể họ đã bò xuống dốc để lấy nước sạch và đã bị chết cóng. Thời tiết băng giá và nước lạnh đã bảo quản cơ thể họ suốt hàng trăm năm mà không bị phân hủy, thậm chí vẫn còn tóc, móng tay, móng chân và một vài mảnh quần áo.
Vào mùa băng tuyết tan chảy, mặt hồ trồi lên rất nhiều bộ xương rất đáng sợ. |
Tại đây, còn lưu truyền một cậu chuyện cổ tích khá thú vị. Đó là một bài hát truyền thống của những người phụ nữ Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) kể về một nữ thần đã nổi giận với những kẻ ngoại nhập vào nơi tôn nghiêm của khu rừng, do đó nữ thần đã trừng phạt họ bằng một bão trận mưa đá, mà những viên đá được cho là cứng như sắt.
Theo An Tử
Dân trí