Nhà mạng thế giới ồ ạt ra gói cước OTT

Nhà mạng thế giới ồ ạt ra gói cước OTT
Từ chỗ phản đối các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí OTT, ngày càng có nhiều nhà mạng trên thế giới bắt tay với các nhà phát triển OTT để ra gói cước OTT chuyên biệt cho người dùng.

Nhà mạng thế giới ồ ạt ra gói cước OTT

> Điều gì sẽ xảy ra khi nhà mạng thu phí OTT?

> Nhà mạng tìm cách chặn dịch vụ gọi điện miễn phí

 

Từ chỗ phản đối các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí OTT, ngày càng có nhiều nhà mạng trên thế giới bắt tay với các nhà phát triển OTT để ra gói cước OTT chuyên biệt cho người dùng.

Các ứng dụng OTT ngày càng phổ biến với người dùng di động. Ảnh minh hoạ
Các ứng dụng OTT ngày càng phổ biến với người dùng di động. Ảnh minh hoạ.
 

Hai nhà mạng lớn nhất Singapore đã bắt tay với OTT

Nhà mạng lớn thứ hai của Singapore là StarHub vừa tuyên bố bắt tay với Tencent, nhà phát triển ứng dụng WeChat của Trung Quốc. Theo đó, StarHub sẽ cung cấp cho các khách hàng trả trước gói cưới sử dụng hầu như không giới hạn ứng dụng này với mức cước 0,32 USD/ngày (khoảng 6.700 đồng) hoặc 4,80 USD/tháng (khoảng trên 100.000 đồng).

Chiến lược này của StarHub cũng tương tự như những gì mà đối thủ lớn hơn của họ là SingTel đã công bố hồi tháng Tám vừa qua. SingTel đã cng cấp dịch vụ WhatsApp với mức phí 0,40 USD/ngày (8.500 đồng) hoặc 4,80 USD/năm (trên 100.000 đồng). Cả hai nhà mạng đều cung cấp dung lượng dữ liệu để sử dụng các ứng dụng OTT trên là 1GB/ngày. Theo các nhà mạng, với mức dung lượng này, hầu như người dùng có thể sử dụng thoải mái, không hạn chế các dịch vụ của ứng dụng OTT.

Theo bình luận của các chuyên gia, các mối quan hệ hợp tác của nhà mạng với các nền tảng OTT là nỗ lực nhằm thu hút và giữ chân thuê bao. Trong khi đó, nhà mạng vẫn tiếp tục đưa các dịch vụ do chính họ phát triển ra thị trường. Hồi tháng 2/2013, cả hai nhà mạng viễn thông lớn của Singapore đã công bố các kế hoạch cạnh tranh với các ứng dụng nhắn tin OTT bằng nền tảng riêng của họ. Tuy nhiên, những nỗ lực gần đây của SingTel đối với “ứng dụng liên lạc tất cả trong một” LoopMe lại gặp khó ở một số khâu pháp lý hồi đầu năm nay. Song SingTel khẳng định họ vẫn quyết tâm theo đuổi chiến lược.

Điều thú vị là nhà mạng thứ và và là nhà mạng nhỏ nhất của Singapore là M1 vẫn chưa có bất kỳ động thái đáng kể nào trên thị trường OTT. Gần đây, M1 chỉ tiết lộ ý định “tập trung lại vào việc kiếm doanh thu từ các kết nối dữ liệu hoặc các dịch vụ viễn thông truyền thống, chứ không chạy theo việc phát triển nội dung hay bắt tay với các nhà OTT”. Nếu M1 quyết định vào cuộc, vẫn còn rất nhiều đối tác tiềm năng để hãng có thể bắt tay, như LINE, Nimbuzz, và KakaoTalk.

Sự phổ biến và lớn mạnh của các hãng OTT đang dần dần làm xói mòn tỷ suất lợi nhuận của các nhà mạng, các dịch vụ nhắn tin SMS và thoại thông thường đang bị thay thế bằng các dịch vụ OTT cung cấp thoại và tin nhắn miễn phí qua giao thức Internet. Các ứng dụng này còn có thêm những tính năng được giới trẻ ưa chuông như gắn nhãn sticker vui nhộn, ghi âm tin nhắn thoại và chat nhóm. Theo nghiên cứu, tác động của các ứng dụng OTT là nguyên nhân lớn khiến doanh thu SMS hàng năm trên toàn cầu giảm 23 tỷ USD xuống còn 96,7 tỷ USD năm 2018, trong đó khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ phải chịu mức giảm mạnh nhất.

Mới đây, China Mobile, nhà mạng lớn nhất thế giới đã phản ứng lại thách thức OTT bằng việc ra mắt dịch vụ Jego cạnh tranh với Skype. Ứng dụng Jego cho phép bất kỳ ai ở ngoài Trung Quốc đều có thể nhận được các cuộc gọi đến miễn phí qua một kết nối dữ liệu trên smartphone Android hay iOS.

Xu hướng hợp tác sẽ mạnh trong năm 2014

Sự lớn mạnh của các nền tảng OTT là điều không có gì phải nghi ngờ. Theo thông tin, nền tảng nhắn tin, gọi điện OTT WeChat của Tencent hiện có 270 triệu người dùng hàng tháng, trong đó có 100 triệu người ở ngoài Trung Quốc. WeChat ra mắt hồi tháng 1/2011 và hiện mỗi ngày có thêm 8.000 thành viên gia nhập.

Theo trang CNTT The Verge, WeChat vẫn đứng sau hãng OTT dẫn đầu thị trường hiện nay là WhatsApp. Tính đến tháng 10, WhatsApp có trên 350 triệu người dùng hàng tháng, tăng 50 triệu so với tháng 8/2013. Trong khi đó, ứng dụng LINE cũng đang lớn mạnh với khoảng 260 triệu người dùng sau 2 năm ra mắt, trong đó hơn một nửa người dùng LINE có được là trong năm nay. KakaoTalk có trên 110 triệu người dùng với 40% ở ngoài nước Hàn Quốc.

Trước đây, hầu hết các nhà mạng trên thế giới đều kịch liệt phản đối các dịch vụ OTT hoạt động, vì chúng khiến doanh thu nhà mạng sụt giảm. Tuy nhiên, theo một khảo sát được thực hiện hồi tháng Tám thì có 36% các nhà mạng đang chọn giải pháp hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ OTT. Con số này tăng so với mức 32% của năm 2012. Hãng nghiên cứu Ovum cho rằng những hoạt động hợp tác này sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2014 tới.

Hiện nay, các nhà mạng của Ấn Độ như Airtel, Tata DoCoMo, Aircel và Reliance đều đã có những ký kết hợp tác với những nhà cung cấp dịch vụ OTT như Nimbuzz, WhatsApp và Facebook để cung cấp truy cập không giới hạn đến các dịch vụ OTT với một mức phí hàng tháng. Nhà mạng Globe Telecom của Philippines cũng bắt đầu cung cấp gói cước sử dụng không giới hạn đến các dịch vụ OTT như Viber, Facebook Messenger, Kakao, WeChat, WhatsApp, Line và các dịch vụ khác trong gói cước trả trước hàng ngày GoUNLI30 của họ.

Theo Bảo Bình
ICT News

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG