Phát hiện nước… 3 tỷ năm tuổi

Phát hiện nước… 3 tỷ năm tuổi
Các nhà khoa học vừa tìm thấy các túi nước 3 tỷ năm tuổi nằm trong các tảng đá ở độ sâu 3,2 km dưới lòng đất ở vùng Ontario, Canada.

Phát hiện nước… 3 tỷ năm tuổi

Các nhà khoa học vừa tìm thấy các túi nước 3 tỷ năm tuổi nằm trong các tảng đá ở độ sâu 3,2 km dưới lòng đất ở vùng Ontario, Canada.

Nước được tìm thấy ở ở độ sâu 3,2 km dưới lòng đất ở tỉnh Ontario, Canada. Ảnh: Dailymail
Nước được tìm thấy ở ở độ sâu 3,2 km dưới lòng đất ở tỉnh Ontario, Canada. Ảnh: Dailymail.

Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, ngay lập tức được giới khoa học đánh giá là một trong những phát hiện cực kỳ quan trọng. Theo nhóm nghiên cứu dự án này, có thể loại nước 3 tỷ năm tuổi này đã tồn tại trước khi các sinh vật đa bào xuất hiện trên Trái đất. Điều đó có rất có ý nghĩa trong việc trả lời câu hỏi về nguồn gốc sự sống trên Trái đất cũng như trong vũ trụ.

"Do xảy ra phản ứng hóa học giữa nước và đá nên loại nước vừa tìm thấy này, vô cùng mặn và có nhiều nhớt hơn nước giếng khoan. Khi mới lấy lên, nước không có màu sắc nhưng rồi lập tức chuyển sang màu cam bởi các chất trong nước phản ứng với ôxy trong không khí, đặc biệt là sắt”, giáo sư Barbara Sherwood, Đại học Toronto, người tham gia dự án nghiên cứu này cho biết.

Ông Barbara Sherwood, mô tả mùi vị của nước rất “khủng khiếp”. Được biết, nước mặn nhất thường có niên đại cao nhất và nếm là cách nhanh chóng để các nhà khoa học tìm ra loại nước nào có niên đại lớn hơn.

Phản ứng địa hoá với các loại đá khiến loại nước 3 tỷ năm tuổi kể trên chứa hydro hòa tan và mê-tan cũng như các khí trơ như helium, neon, argon và xenon. Các chất khí này cung cấp năng lượng, nuôi sống các vi khuẩn nên chúng vẫn tồn tại dù không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong hàng tỷ năm.

Chris Ballentine, thuộc Đại học Manchester, cho biết: "Phát hiện của chúng tôi là mối quan tâm lớn đối với các nhà khoa học muốn tìm hiểu các vi khuẩn phát triển trong tình trạng cô lập. Nó cũng là trung tâm của toàn bộ câu hỏi về nguồn gốc, sự bền vững của sự sống trong những môi trường khắc nghiệt hay thậm chí là trên các hành tinh khác trong vũ trụ"

Thật thú vị khi các tảng đá chứa túi nước có nhiều đặc điểm tương đồng với những tảng đá trên sao Hỏa. Điều này làm dấy lên hy vọng rằng nguồn nước duy trì sự sống có thể bị giữ ở sâu bên dưới bề mặt hành tinh đỏ.

Một vùng rộng lớn của sao Hỏa có đặc điểm về địa hình tương tự như Trái đất thời cổ đại với các tảng đá hàng tỷ năm tuổi có khoáng chất tương tự. Giáo sư Sherwood cho biết: "Đá cổ xưa có khả năng hỗ trợ sự sống ở độ sâu 3 km dưới bề mặt của Trái đất hoặc sao Hỏa".

Được biết, công trình nghiên cứu kể trên là sự hợp tác của các nhà khoa học đến từ 4 trường Đại học trên thế giới. Đó là ĐH Manchester (thành phố Manchester, nước Anh), ĐH Lancaster (thị trấn Lancaster, hạt Lancashire, nước Anh), ĐH Toronto (thành phố Toronto, tỉnh Ontario, Canada) và ĐH McMaster (thành phố Hamilton, tỉnh Ontario, Canada)

Theo Tuấn Anh
Dailymail, Dân Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG