Ảnh: Hoàng Phương . |
Trong số những bình vôi mà ông Hiến đang sở hữu, có một số bình thể hiện hình các đôi nam nữ giao hoan. Những chiếc bình vôi này đều có kích cỡ rất nhỏ, chỉ bằng một nắm tay, có chiếc chỉ bằng quả quýt. Đây đều là những bình vôi đã sử dụng và được xác định là vật tuỳ táng.
Ông Hiến lý giải rằng, cuộc sống của người Việt xưa gắn bó khá chặt với miếng trầu. Trầu – cau không chỉ được dùng trong cưới, hỏi mà dường như là vật bất ly thân của người xưa.
Theo ông Hiến, trong lá trầu không và hạt cau, rễ cau chứa một số chất khi ăn vào khiến mạch máu lưu thông, cơ thể nóng lên và có cảm giác khỏe mạnh. Trầu cau được các cặp vợ chồng dùng trước lúc đi ngủ và những người thường xuyên sử dụng trầu cau thường có rất đông con cái.
Một số tài liệu chúng tôi đã tìm hiểu cũng cho thấy, trong lá trầu có những hoạt chất có tác dụng tăng cường sinh lực.
Với quan niệm ăn trầu là việc khởi đầu cho cảm hứng trong chuyện chăn gối, ông Hiến cho rằng đó chính là nguyên nhân của việc xuất hiện hình các đôi uyên ương trên một số bình vôi cổ mà ông đang sở hữu.
Trong số những bình vôi mà ông Hiến đang cất giữ, còn có những chiếc bình vôi bằng đồng có kiểu dáng vô cùng khác lạ. Theo chủ nhân của bộ sưu tập, những chiếc bình này đều mang hình dáng “linga” cách điệu.
Theo cách lý giải của nhà sưu tập, những chiếc bình này thường được phụ nữ mang theo bên người. Lý do là thời xa xưa, đàn ông thường đi chiến trận xa nhà. Những chiếc bình vôi đặc biệt này là của những người phụ nữ ở lại hậu phương chờ chồng. Việc ăn trầu gắn liền với cuộc sống thường ngày nên mỗi khi dùng đến chiếc bình vôi thì người phụ nữ lại như có cảm giác đang được ở cạnh người đàn ông của mình.