Ảnh minh họa |
Có thể các bạn đã nghe qua về dịch vụ vá màng trinh, nhưng ít người nói về nó công khai hoặc họ vờ như không biết.
Thủ thuật vá màng trinh chỉ là một cuộc trung phẫu, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp nên hầu hết các phòng khám sản phụ khoa đều có thể nhận làm.
Sau khoảng 1 tháng giữ gìn là nó có thể lành lặn (còn người đi làm lại có lẽ sẽ giữ gìn đúng như giữ ngàn vàng trong người đến khi cưới).
Nhưng đấy chỉ là “vá lại”, y như một bác gái vá lại áo cho con, còn để đảm bảo có “máu chảy” như lần đầu “bóc tem” thì không phải bác sĩ nào cũng dám chắc chắn. Các khổ chủ đành ôm gánh nặng không thể chia sẻ về bằng chứng “cái tem” của mình với ông chồng.
Đa số các bạn gái nếu phải đi “làm lại” đều chọn phòng khám tư, ở đây họ cảm thấy kín đáo, “an toàn” hơn.
Đến một phòng khám có uy tín, không có cò mồi đứng cửa dẫn khách, lại có cả người đứng ra đảm bảo nhưng trong lòng vẫn tràn ngập nỗi lo. Không lo là nó có đau không mà chỉ lo “nó” có liền không, nó có chảy máu không? Rách lâu như thế có làm lại được không?...
Lo là đúng. Không bác sĩ nào chỉ nghe kể đã bảo có thể làm lại như mới. Phải khám xét cụ thể xem mức độ phức tạp của chỗ rách, số vị trí rách, rách lâu hay mới, sau rách bạn có “quan hệ” nhiều lần nữa không…?
Rách lâu thì khó liền, sau rách lại quan hệ nhiều lần thì càng khó liền, rách phức tạp thì khó làm lại, rách nhiều chỗ thì lấy cái gì vá vào cái gì đây? Càng nhiều yếu tố thì số tiền phải trả càng cao nhưng rất không hay là độ rủi ro, thất bại cũng cao theo.
Bác sĩ chỉ được cái hay doạ, ai vào viện cũng có bệnh!!! Báo chí nói đầy những vụ, những đường dây mua bán “trinh giả” chứ làm gì mà khó khăn. Có lẽ “các cô” ấy phải làm lại cả chục lần rồi ấy chứ. Thế có mà đất nước chỉ toàn trinh nữ!
Không ai thống kê, cũng không ai tự hào đi tuyên bố xem “làm lại”, được bao nhiêu lần là tối đa. Mức độ xơ chai của chỗ rách, sự tái tạo, phục hồi của cơ thể quyết định số lần “làm lại”.
Có những phụ nữ đã sinh con, nhưng muốn tìm lại cảm giác “đêm tân hôn” vì hồi xưa quá hồi hộp, quá lo lắng mà… quên mất cũng đi làm lại. Không chỉ vá lại thôi mà còn sửa chữa, tân trang từ trong ra ngoài.
Làm lại tất tuốt, làm sao cho “đường vào” nhỏ gọn, xinh xắn như thời con gái, “quan hệ” xong cũng phải có chảy máu. Như thế có đòi hỏi cao quá không, có phức tạp quá không???
Có cao, có phức tạp nhưng cũng có thể làm được. Tất nhiên, số tiền phải bỏ ra không phải là 5 triệu, 10 triệu mà sẽ cao hơn rất nhiều.
Nhưng làm lại thì giống như “dán tem giả”, giống thôi chứ không phải là tem thật. Cũng đời nào ai đó lại tự dưng phá ra chỉ để kiểm tra chất lượng. Phải đi làm lại đã là bước đường cùng rồi. Đành đợi đến đêm tân hôn thôi. Có lẽ chú rể hồi hộp một thì cô dâu hồi hộp mười.
Khi đi “làm lại”, có lẽ chỉ người trong cuộc biết vì bác sĩ không thể nhớ, không muốn nhớ mặt bệnh nhân mà cũng không nên nhớ. Có biết cũng im lặng trong lời thề nghề nghiệp. Nhưng ở đời, “có tật giật mình”, nỗi lo canh cánh sợ “cây kim trong bọc lộ ra” cũng là một gánh nặng tâm lý với các “khổ chủ”…
Bây giờ báo chí nói nhiều đến “phi công trẻ lái máy bay bà già”, “chị ơi, anh yêu em”… chuyện trinh tiết không nặng nề như hồi ông bà, cha mẹ nhưng không phải người con trai nào cũng quan niệm thoáng như thế.
Cũng có người ngoài mặt bằng lòng chấp nhận nhưng khi xung đột lại đem ra chì chiết. Cũng có người ra ngoài “thập thành” về nhà vẫn đòi hỏi vợ mình phải.., phải… Tuỳ thuộc chú rể tương lai là người như thế nào cô dâu sẽ quyết định nói hay không nói. Chỉ có cô dâu mới hiểu chú rể muốn gì.
Có chị lại bảo: sau bao nhiêu năm chung sống giờ muốn tìm lại cảm giác “đêm tân hôn vàng” thì tốn bao nhiêu tiền, trong khi giới trẻ có cơ hội làm lại với giá rẻ như thế không tận hưởng mà cứ lo đâu đâu thế nhỉ???