Hồi âm bài báo: “Không tăng học phí mà phải giảm”:

GS Nguyễn Xuân Hãn lấy số liệu từ đâu?

GS Nguyễn Xuân Hãn lấy số liệu từ đâu?
TP - Báo Tiền Phong có bài phỏng vấn GS Nguyễn Xuân Hãn với tựa đề: “Không tăng học phí mà phải giảm”. Để rộng đường dư luận, báo Tiền Phong đăng tiếp ý kiến phản hồi của ông Bùi Hồng Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD&ĐT.

Trong bài: “Không tăng học phí mà phải giảm”, GS Hãn đưa ra nhiều số liệu làm căn cứ cho các luận cứ của mình theo chúng tôi là chưa chính xác. Xin được trả lời Giáo sư cụ thể như sau:

1. Đúng như GS Nguyễn Xuân Hãn nói, đầu tư của nhà nước và đóng góp của dân cho giáo dục ngày càng tăng. Nhưng GS nói, mức đóng góp của dân vào tổng kinh phí giáo dục ở ta khoảng 50 phần trăm, tổng ngân sách chi cho giáo dục ở nước ta là 9,2 phần trăm GDP, theo chúng tôi là chưa chính xác.

Theo UNESCO/UIS WEI và OECD countries, OECD, 2007, Việt Nam có tỉ lệ tổng chi xã hội cho giáo dục trong GDP là 7,2 phần trăm, cao hơn bình quân các nước phát triển (5,7 phần trăm) và mới phát triển (5,3 phần trăm). Trong đó, tỉ lệ nhà nước chi cho giáo dục/GDP là 5,6 phần trăm (cao hơn các nước phát triển và mới phát triển); tỉ lệ chi của dân cho giáo dục/GDP là 1,6 phần trăm – cao hơn mức bình quân của các nước phát triển (0,3 phần trăm) và mới phát triển (1,4 phần trăm), nhưng thấp hơn một số nước như Chile (2,9 phần trăm) và Philippines (1,9 phần trăm).

Nếu so 1,6 phần trăm (dân chi) trong tổng chi cho giáo dục là 7,2 phần trăm thì cán cân đầu tư cho giáo dục giữa nhân dân và nhà nước là hơn 22,2 phần trăm và hơn 77,7 phần trăm.

2. GS Hãn có đặt vấn đề, có sự chênh lệch lớn giữa quỹ lương mà ngân sách bố trí và con số chi lương theo báo cáo của ngành, cụ thể năm 2006 là 1.060 tỷ đồng. Vậy con số này đi về đâu?

Theo chúng tôi, khi phát biểu điều này, có thể trong quá trình tính toán, GS Hãn bỏ qua các khoản chi có tính chất lương. Ví dụ như bảo hiểm xã hội, y tế, kinh phí công đoàn (năm 2006 các khoản này là 4.037 tỷ đồng); hoặc chi học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên (năm 2006 khoản này là 1.544 tỷ đồng). Ngoài ra, các số liệu GS nêu cũng có sai lệch so với con số thống kê của chúng tôi, gây nghi ngờ trong dư luận xã hội về sự minh bạch trong thu chi của ngành.

GS căn cứ vào những số liệu chưa chính xác để suy ra lương bình quân của giáo viên phải là 3,6 triệu đồng/tháng. Theo tính toán của chúng tôi, lương và phụ cấp lương bình quân của cán bộ, nhân viên, giảng viên, giáo viên trong toàn ngành (chỉ tính hệ thống các trường công lập) năm 2006 là 2,469 triệu đồng/tháng.

Con số đó, chúng tôi cho rằng, cũng là mức phù hợp thực tế bởi lực lượng cán bộ giảng viên các trường ĐH, CĐ chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng lực lượng toàn ngành. Giới này có thu nhập khá cao, do đó kéo mức thu nhập bình quân của nhân lực toàn ngành cao lên. Còn theo GS Hãn thì thực tế lương bình quân của giáo viên hiện nay là 1,5 triệu đồng/người/tháng. Chúng tôi không rõ GS căn cứ nguồn tài liệu nào?

3. Phân tích tài chính của ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM thì thấy lương trung bình cho cán bộ trong trường năm 2008 phải là 9-12 triệu đồng/tháng, nhưng thực tế chỉ 3-4 triệu đồng/tháng. Vậy chênh lệch này đi về đâu?

Theo số liệu chúng tôi nắm được, mức lương trung bình năm 2008 cho cán bộ của hai đại học quốc gia là từ 3,8- 4,5 triệu đồng/tháng. Không thể là 9-12 triệu đồng/tháng.

4. Từ nhiều năm nay, trên nhiều phương tiện truyền thông, GS Hãn nói nhiều về việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa mới tiêu tốn hàng tỉ USD. Theo chúng tôi, đây là con số vô lý. Chúng tôi rất mong GS nói rõ, con số này là căn cứ vào nguồn tài liệu nào. Ngay cả như chủ trương của Bộ GD&ĐT liên quan tới việc chuẩn bị chương trình, sách giáo khoa mới, GS cũng diễn đạt không đúng với nội dung nguồn tin mà GS trích dẫn.

5. GS Nguyễn Xuân Hãn bày tỏ lo lắng, việc đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong GD&ĐT được thông qua sẽ là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng học sinh bỏ học. Lo lắng này không có căn cứ bởi, từ trước tới nay, các vùng kinh tế khó khăn là những khu vực có tỉ lệ học sinh bỏ học cao.

Theo nguyên tắc tính toán học phí của đề án, việc tăng học phí chỉ diễn ra ở các vùng kinh tế xã hội thuận lợi. Còn ở các vùng khó khăn, học phí không những sẽ được giảm mà, nhiều nơi, học sinh còn được trợ cấp tiền để đi học. Do đó, việc áp dụng cách tính học phí mới theo đề án sẽ là một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu tỉ lệ học sinh bỏ học ở các vùng điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn.

6. Ý cuối cùng tôi muốn trao đổi với GS Nguyễn Xuân Hãn là về quan điểm của GS: chính sách cho sinh viên vay tín dụng sẽ là “khoản tín dụng xấu”, vô tình biến sinh viên và gia đình họ thành con nợ bất đắc dĩ của nhà nước.

Để chứng minh cho luận cứ này, GS đưa ra ví dụ về việc thực hiện chính sách này ở Thái Lan (tám phần trăm số sinh viên trả được nợ) và Indonesia (sinh viên không trả nợ được, phải dừng chương trình). GS lo lắng, nếu sinh viên ra trường không có việc làm thì lấy đâu tiền để trả nợ.

" Nếu chúng ta có tiền đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị thì chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao, sinh viên ra trường nhanh chóng tìm được việc làm và dễ tìm được việc làm có thu nhập cao".

Bùi Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT.

Theo báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2007 của Tổng cục Thống kê, trên 96 phần trăm người lao động tốt nghiệp đại học trở lên có việc làm. Thực tế cho thấy sinh viên được đào tạo trong những trường chất lượng cao khả năng tìm được việc làm rất cao.

Các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương v.v..., có một số ngành sinh viên chưa ra trường đã được các ngân hàng, các doanh nghiệp các tập đoàn sản xuất đến đăng ký nhận về.

Hoặc có trường nhận được sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp như ĐH Công nghiệp Hà Nội, sinh viên học ở những chương trình được đầu tư (về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy) chưa ra trường cũng đã được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đăng ký tuyển dụng.

Bảng so sánh một số số liệu chênh nhau giữa nguồn tư liệu của GS Nguyễn Xuân Hãn và Bộ GD&ĐT:

lCòn 15.107 tỷ đồng ngoài chi lương trong tổng chi thường xuyên, ngành GD&ĐT chi các khoản: chi thực hiện các dự án ODA – 1.200 tỷ đồng; chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT – 2.970 tỷ đồng; chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn – 4.037 tỷ đồng; chi học bổng chính sách – 1.544 tỷ đồng; chi nghiệp vụ, giảng dạy, học tập – 5.356 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Nhận định CAHN vs HAGL, 19h15 ngày 12/4: ‘Pháo đài’ Hàng Đẫy

Nhận định CAHN vs HAGL, 19h15 ngày 12/4: ‘Pháo đài’ Hàng Đẫy

TPO - Nhận định bóng đá CAHN vs HAGL, LPBank V-League 1 - Thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Một trong những cuộc đối đầu đáng chú ý nhất ở vòng 18 là màn đọ sức giữa CAHN và HAGL. CAHN có thể thất thường nhưng ở Hàng Đẫy, đội bóng này luôn đáng sợ.
Nhận định Thanh Hóa vs SLNA, 18h00 ngày 12/4: Giải cơn khát thắng

Nhận định Thanh Hóa vs SLNA, 18h00 ngày 12/4: Giải cơn khát thắng

TPO - Nhận định bóng đá Thanh Hóa vs SLNA, LPBank V-League 1 - Thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Thanh Hoa FC đang cồn cào, thèm khát khát chiến thắng. Hôm nay, có thể họ sẽ giải tỏa áp lực ấy trước SLNA, đội thường xuyên bị họ áp đảo trong những lần gặp nhau gần đây.
CĐV phủ kín sân SVĐ Long An vì có Nguyễn Hoàng Đức, Đặng Văn Lâm

CĐV phủ kín sân SVĐ Long An vì có Nguyễn Hoàng Đức, Đặng Văn Lâm

TPO - Tâm điểm vòng 14 giải Gold Star V.League 2-2024/25 chính là chuyến làm khách của Phù Đổng Ninh Bình trên sân Long An. Nhiều năm qua, sân Long An thưa vắng khán giả từ sau thời vàng son có bầu Thắng (Đồng Tâm Long An) hậu thuẫn. Sự có mặt của tuyển thủ quốc gia Hoàng Đức và thủ môn Văn Lâm chiều 12/4 khiến hàng ngàn CĐV phủ kín hai khán đài chính.
CAHN thắng ngược HAGL tại Hàng Đẫy

CAHN thắng ngược HAGL tại Hàng Đẫy

TPO - Có bàn dẫn trước từ khá sớm nhờ pha lập công của Brandao nhưng HAGL vẫn trắng tay rời sân Hàng Đẫy khi để CAHN thắng ngược 3-1. Kết quả giúp CAHN vươn lên vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng với 28 điểm sau 18 trận, kém đội đứng trên Thể Công Viettel 2 điểm.