Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài chính:

Hỗ trợ tiền Tết cho người nghèo: Vi phạm, phải xử lý

Hỗ trợ tiền Tết cho người nghèo: Vi phạm, phải xử lý
TP - Bộ Tài chính ngày 6/2 có công văn yêu cầu các địa phương nhanh chóng rà soát, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền cho người nghèo ăn Tết và bày tỏ quan điểm, nếu vi phạm thì phải xử lý.
Hỗ trợ tiền Tết cho người nghèo: Vi phạm, phải xử lý ảnh 1
Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp

Tiền Phong trao đổi với Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp về vấn đề này.

Trước hiện tượng nhiều nơi lấy tiền của hộ nghèo chia cho những hộ có của ăn, của để hơn, là cơ quan chi tiền về các địa phương, ông thấy thế nào?

Để tiền tết kịp đến với các hộ nghèo, Bộ Tài chính tạm ứng 3.500 tỷ đồng trong tổng số 3.800 tỷ đồng dự kiến chi cho các hộ nghèo trên cả nước.

Tiền được tạm chi theo nguyên tắc các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách thì được Trung ương chuyển về 100%; các địa phương cân đối được 50% ngân sách thì được hỗ trợ 50%; các địa phương có tỷ lệ chuyển ngân sách về cho trung ương  lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng thì lấy từ ngân sách.

Về thông tin báo nêu, chúng tôi đang đề nghị các địa phương nhanh chóng có báo cáo. Qua báo cáo nhanh, các địa phương đều thực hiện rất tốt, cá biệt có những nơi vi phạm trắng trợn như báo phản ánh. Về trách nhiệm, Quyết định 81/QĐ-TTg nêu rõ “giao chủ tịch UBND tỉnh triển khai đồng thời thực hiện kiểm tra giám sát”.

Bộ Tài chính hoan nghênh báo Tiền Phong quan tâm, kịp thời phát hiện sai phạm và phản ánh. Quan điểm của chúng tôi nếu vi phạm thì phải xử lý.

Việc xử lý sẽ theo hướng nào thưa ông?

Thứ nhất, theo Quyết định 81/QĐ-TTg hỗ trợ kinh phí cho người nghèo đón Tết với mức 200.000 đồng/người nhưng không vượt quá một triệu đồng/hộ ( theo chuẩn nghèo quốc gia được áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, ở nông thôn, hộ có thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Ở thành thị, mức chuẩn nghèo từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống). Sau thực hiện sai.

Việc tiếp theo là phải thu hồi số tiền chi sai đó. Và cuối cùng phải xử lý theo mức độ vi phạm. Nếu tham ô thì phải xử theo mức tham ô, vi phạm hành chính thì xử lý theo hành chính.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cần xem xét. Chẳng hạn có hộ theo danh sách hộ nghèo cũ nhưng này đã khá lên thì vẫn được nhận, có hộ nghèo đi nhưng  không được nhận do không có tên trong danh sách hộ nghèo tính đến thời điểm đó.

Liệu có cơ chế nào đảm bảo tiền nhà nước không bị chi sai?

Tại cơ chế giám sát tài chính, về quyết toán, cơ quan tài chính sẽ xem xét lại trên giấy tờ, sổ sách theo đúng nguyên tắc. Sau đó, cơ quan kiểm toán sẽ kiểm tra lại một lần nữa. Trước mắt, các địa phương phải tự xử lý các trường hợp sai phạm. Bộ Tài chính  sẽ cố gắng lấy thông tin nhanh để trong một- hai tuần tới báo cáo với Chính phủ toàn bộ kết quả việc thực hiện.

Xin cảm ơn ông!

Khánh Huyền
thực hiện

MỚI - NÓNG
Địa ốc 24H: Chỉ đạo 'nóng' về áp dụng giá đất; chung cư đắt tiền vẫn áp đảo
Địa ốc 24H: Chỉ đạo 'nóng' về áp dụng giá đất; chung cư đắt tiền vẫn áp đảo
TPO - Hà Nội chỉ đạo ‘nóng’ về áp dụng giá đất; Chung cư đắt tiền dự kiến vẫn áp đảo thị trường Hà Nội; Bắc Giang thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng 140ha; Tạm hoãn xuất cảnh chủ tịch doanh nghiệp có dự án gần 5.000 tỷ;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 22/11.