Đó là kết quả nghiên cứu mới được công bố trên nhật báo về Y học BMC Psychiatry (chuyên về tâm thần học).
Bác sĩ Dolores Malaspina và các đồng nghiệp từ trường ĐH Y New York đã viết trong bản báo cáo: “Bệnh tâm thần phân liệt có liên quan tới việc các bà mẹ mang thai bị tổn thương tâm lý do mất người thân, nạn đói kém và nhiều thảm họa khác”.
Và theo những bằng chứng gần đây cho thấy, 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai là giai đoạn cơ thể dễ bị tổn thương nhất.
Bà Malaspina cho biết: “Chúng tôi đã có thêm những bằng chứng thuyết phục tích lũy sau quá trình nghiên cứu rằng “tổn thương tâm lí tự thân” trong thời kỳ mang thai (không hề do nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng hay bất cứ khó khăn nào trước khi sinh) có thể để lại những di chứng đối với sức khỏe của đứa con”. “Một số di chứng có thể không biểu hiện ra bên ngoài trong nhiều năm, bệnh tâm thần phân liệt là một ví dụ”.
Bà lưu ý rằng một số nghiên cứu trên cơ thể động vật cho thấy tác động của stress trước khi sinh đối với tinh thần và vật chất trong cơ thể đứa trẻ.
Bà giải thích “Những thay đổi này phản ánh sự tiến hóa tích cực và phù hợp của vật chất cũng như tinh thần của đứa trẻ sắp chào đời trong quá trình người mẹ bị stress”
“Rõ ràng là bệnh tâm thần phân liệt không có khả năng thích nghi nên thường biểu hiện khá muộn, nhưng có thể những tổn thương tâm lí trước khi sinh của mẹ đang làm cho bào thai nhạy cảm hơn với những mối đe dọa tiềm ẩn hay chỉ đơn giản là có cảm giác lo lắng, thận trọng hơn. Đây có lẽ là những tác động làm gia tăng nguy cơ mắc tâm thần phân liệt về sau này”.
thanhoaPhan
Theo Reuters Health
www.vietlinkmedia.com.vn