>> TPHCM : Lại phát hiện hơn 3 tấn sữa bột không nguồn gốc
Cục ATVSTP đã cấp phép cho 11 sản phẩm sữa TQ Đến cuối giờ chiều qua Cục ATVSTP đã chính thức xác nhận qua kiểm tra các hồ sơ cơ quan này đã cấp phép cho 11 sản phẩm sữa của Trung Quốc, trong đó 3 sữa nguyên liệu, 6 sữa tiệt trùng và 2 sữa bột, trong đó có thấy hồ sơ của sữa Yily. Tuy nhiên, chỉ có sản phẩm Yili được xác định có chất melamine gây sạn thận. |
Tại thời điểm kiểm tra, Cty báo cáo đã nhập 42 tấn sữa Full cream milk parder xuất xứ Trung Quốc vào năm 2007. Cty cũng đã có giấy phép số 339/ATTP-ĐK để giải tỏa lô hàng có điều kiện của Cục ATVSTP cấp ngày 16/1/2008.
Tuy nhiên, sau khi nhập khẩu lô hàng này Cty đã bán cho các đơn vị sử dụng mà chưa xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, khi kinh doanh loại sữa này Cty cũng chưa có chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Trong đó bán cho Cty Anco (huyện Ba Vì, Hà Nội) 18 tấn. Số còn lại được bán cho một số doanh nghiệp phía Nam sản xuất bánh kẹo.
Tại thời điểm kiểm tra, trong kho của Cty có 25 tấn kem không sữa xuất xứ từ Trung Quốc chưa có công bố và chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Ngoài ra Cty hiện còn kinh doanh một số sản phẩm sữa của Mỹ và Canada.
Mặc dù đang kinh doanh tại số 136 phố Hồ Tùng Mậu nhưng chưa có đăng ký kinh doanh tại địa chỉ này. Giấy phép kinh doanh vẫn ở địa chỉ 15, ngõ 41 phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Đoàn thanh tra đã yêu cầu Cty Hoàng Lâm có mặt tại Sở Y tế Hà Nội để làm việc vào hồi 14 giờ 30 phút hôm nay (24/9) và phải xuất trình toàn bộ hồ sơ giấy tờ liên quan đến sản phẩm sữa Full cream milk parder.
Thanh tra Sở Y tế yêu cầu Cty này không được phép kinh doanh các loại sản phẩm chưa có chứng nhận. Đồng thời yêu cầu Cty thu hồi 2 tấn sữa nguyên liệu còn tồn tại Cty Anco và thông báo với tất cả khách hàng việc thu hồi sản phẩm này.
Hôm qua (23/9), TS Nguyễn Công Khẩn - Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định Cục ATVSTP đã cấp phép cho sản phẩm sữa Yili của Trung Quốc do Cty Kim Ấn phân phối theo đúng quy trình.
Tuy nhiên, theo ông Khẩn khi sản phẩm được bán ra thị trường có nhiễm melamine có thể do sự gian lận ở một khâu nào đó. Điều này sẽ được Bộ Y tế làm sáng tỏ trong thời gian tới.
Đến cuối giờ chiều qua Cục ATVSTP đã chính thức xác nhận qua kiểm tra các hồ sơ cơ quan này đã cấp phép cho 11 sản phẩm sữa của Trung Quốc, trong đó 3 sữa nguyên liệu, 6 sữa tiệt trùng và 2 sữa bột, trong đó có thấy hồ sơ của sữa Yily. Tuy nhiên, chỉ có sản phẩm Yili được xác định có chất melamine gây sạn thận.
Trước mắt, Bộ Y tế sẽ thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm sữa Yili. Số sản phẩm còn lại trên thị trường chưa thu được trong đợt này sẽ được cơ quan chức năng kiểm tra thu hồi và tiêu hủy. Ông Khẩn cũng khuyến cáo người dân đã mua sản phẩm sữa Yili nên trả lại nơi bán hoặc cơ quan chức năng, tuyệt đối không nên sử dụng.
Ông Khẩn cho biết chiều nay các Bộ Y tế, NN&PTNT, Công Thương sẽ họp bàn về vấn đề giám sát, lấy mẫu kiểm tra các sản phẩm sữa.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã ký quyết định về việc thanh tra đột xuất về VSATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa và sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu sữa sau khi có thông tin hiện khoảng hơn 10 doanh nghiệp ở Hà Nội, TPHCM nhập sữa nguyên liệu từ Trung Quốc qua cảng Hải Phòng, cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai.
Ông Quang cho hay sẽ có hai đoàn thanh tra, một đoàn phía Nam và một đoàn phía Bắc gồm đại diện Thanh tra, Cục VSATTP (Bộ Y tế), Cục Cảnh sát môi trường, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (Bộ Công an), Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Viện Dinh dưỡng quốc gia, Cục Quản lý hàng hóa (Bộ Khoa học & Công nghệ) và Chánh thanh tra Sở Y tế - nơi đoàn kiểm tra có mặt. Hai đoàn thanh tra có nhiệm vụ thanh tra đột xuất về VSATTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa và sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu sữa tại các tỉnh, thành phía Bắc và phía Nam.
Theo ông Quang, trong đợt thanh tra này các cơ quan chức năng sẽ đặc biệt chú trọng các sản phẩm sữa có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc, sản phẩm sữa không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.
Đoàn thanh tra sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ pháp lý và nhân sự, nguyên liệu và thành phẩm, cơ sở vật chất của các đơn vị sản xuất kinh doanh, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm sữa, nguyên liệu sữa. Khi phát hiện các trường hợp sai phạm sẽ xử lý theo Nghị định 45/2005/NĐ-CP và các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính.
Đặc biệt, Trưởng đoàn thanh tra có thể áp dụng các hình thức phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải báo cáo ngay với lãnh đạo Bộ Y tế và đề xuất biện pháp xử lý.
TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP cho biết melamine là hóa chất độc hại nên không được phép sử dụng vào bất kỳ sản phẩm thực phẩm nào. Cho đến nay Việt Nam chưa từng có bất kỳ một nghiên cứu nào về hóa chất này. Trong thời gian tới, ngành y tế tiếp tục triển khai xét nghiệm các sản phẩm khác như kẹo, bơ, cà phê sữa... để “truy tìm” melamine. Toàn bộ các xét nghiệm tìm chất melamine đều được thực hiện tại Việt Nam. Để đảm bảo tính khách quan các mẫu sữa đã được gửi đến nhiều cơ sở có chuyên môn làm xét nghiệm. Trong vài ngày tới, Bộ Y tế sẽ công bố kết quả. |