Tổ chức Hội thảo quốc tế về vị Umami và Glutamate

Tổ chức Hội thảo quốc tế về vị Umami và Glutamate
TP- Tại Khách sạn Park Hyatt Sài Gòn, Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo khoa học về vị Umami và Glutamate với sự tham dự của hơn 250 bác sỹ và các chuyên gia lĩnh vực dinh dưỡng - thực phẩm trong nước và quốc tế.

Cách đây gần 100 năm, Giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda - Trường Đại học Hoàng gia Tokyo, Nhật Bản đã chiết xuất thành công Glutamate từ tảo biển và ông đã đặt tên cho vị của glutamate là vị Umami.

Umami được tạo ra bởi glutamate - một trong những axít amin phong phú, được tìm thấy trong tự nhiên và là thành phần chính yếu của chất đạm.

Xuất phát từ khám phá này, sản phẩm bột ngọt lần đầu tiên đã được giới thiệu trên thị trường Nhật Bản vào năm 1909. Với vai trò là một chất điều vị giúp mang lại vị umami cho các món ăn, bột ngọt được sử dụng rộng rãi tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Từ 1950, Tổ chức Lương nông LHP (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thành lập một Ủy ban các Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) để đánh giá về tính an toàn của các phụ gia thực phẩm.

Vào năm 1987, hội nghị lần thứ 31 của JECFA tập hợp hơn 237 công trình nghiên cứu khoa học đã đi tới kết luận cuối cùng: bột ngọt được xếp vào danh mục các chất nhìn chung là an toàn trong sử dụng (generally recognized as safe - GRAS) có liều dùng hàng ngày chấp nhận được là không xác định (acceptable daily intake is not specified) và không có bất kỳ khuyến cáo nào đối với trẻ em.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

TP - Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.
Giảm gánh nặng cho giáo viên nhờ AI

Giảm gánh nặng cho giáo viên nhờ AI

TPO - Giáo viên Việt Nam đang phải đối mặt với khối lượng công việc lớn dẫn đến bị hạn chế cá nhân hóa giảng dạy và đổi mới phương pháp. Việc thiếu kĩ năng sư phạm số và công cụ AI hỗ trợ dẫn đến các phương pháp giảng dạy thiếu cập nhật và kém hiệu quả.
Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng - bài cuối: Loay hoay tìm đất cho trường tư

Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng - bài cuối: Loay hoay tìm đất cho trường tư

TP - Giáo dục, y tế là lĩnh vực ưu đãi đầu tư nhằm thu hút các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia. Hà Nội là địa phương có số lượng học sinh đông nhất cả nước, với khoảng 2,3 triệu học sinh. Trung bình mỗi năm thành phố tăng thêm 40.000-50.000 học sinh đặt ra bài toán phải xây mới thêm 30-40 trường học. Tuy nhiên, việc xây trường tư gặp nhiều khó khăn…