Xem xét cấm xe vào khu vực hồ Hoàn Kiếm

Xem xét cấm xe vào khu vực hồ Hoàn Kiếm
TP - Không chỉ cấm theo các tuyến phố, để hạn chế xe cá nhân, Hà Nội đang tính đến phương án cấm theo khu vực trung tâm trong đó có hồ Hoàn Kiếm.

Hạn chế xe cá nhân ở Hà Nội:

Xem xét cấm xe vào khu vực hồ Hoàn Kiếm

Cần cơ chế riêng về giải phóng mặt bằng
> Hà Nội, TPHCM phải từng bước hạn chế xe máy

Sau khi Chính phủ liên tiếp có các văn bản yêu cầu Hà Nội và TP HCM phải cấp bách đưa ra các biện pháp hạn chế xe cá nhân, trao đổi với báo chí cuối tuần qua, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, một số phương án được TP đưa ra, như cấm phương tiện toàn diện và toàn thời gian, và khu vực hồ Hoàn Kiếm dự định được lựa chọn để thí điểm. UBND TP đã giao Sở GTVT chủ trì nghiên cứu phương án. Dự kiến trong quý IV năm nay, phương án này sẽ được trình lãnh đạo TP để triển khai.

Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết đang phối hợp với một số đơn vị của Bộ GTVT nghiên cứu xây dựng đề án. Theo đó, cùng với việc cấm theo các tuyến phố, khu vực trung tâm, để hạn chế xe cá nhân có hiệu quả, Sở GTVT cũng tính đến các biện pháp hành chính như siết chặt quản lý và tăng mức xử phạt...

Song song với các biện pháp hạn chế xe cá nhân, Sở GTVT cũng cho biết, đang triển khai đồng bộ các kế hoạch phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt. Cùng với đó là xây dựng các bãi đỗ xe tĩnh hoặc lắp ghép để giải quyết nhu cầu điểm đỗ của nhân dân.

Lỗi do xe máy hay ô tô?

Ủng hộ các biện pháp hạn chế xe cá nhân để chống ùn tắc của Hà Nội, tuy nhiên nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, để giải quyết hiệu quả vấn đề ùn tắc TP Hà Nội cần phải hạn chế ô tô chứ không phải xe máy. Theo tính toán của nhiều chuyên gia, lượng ô tô trên đường hiện nay chỉ có 10% (tổng số phương tiện) nhưng đang chiếm tới 55% diện tích lòng đường và 65% diện tích điểm đỗ, trong khi đó số người đi xe máy hiện nay chiếm tới 85% nhưng diện tích lòng đường chỉ chiếm trên 40%. “Tuy đi lại lộn xộn nhưng xe máy lại có khả năng thông đường rất cao vì vậy nếu hạn chế xe cá nhân cần phải tính đến cả ô tô”, Thạc sỹ Vũ Đình Hiền, Phó trưởng bộ môn đường bộ, ĐH GTVT phân tích.

Cùng quan điểm, TS Khuất Việt Hùng, Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT cho rằng, trong bối cảnh hầu hết người dân đều đi lại bằng xe máy và vận tải công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu, nếu hạn chế xe cá nhân chỉ tính đến xe máy sẽ thất bại.

Theo ông Hùng, để hạn chế xe cá nhân đồng bộ và có hiệu quả lâu dài, TP Hà Nội cần áp dụng và tính vào mức phí sử dụng cầu đường, bến bãi. Cụ thể, trước mắt nên thu phí dừng đỗ thật cao đối với các phương tiện vào khu vực nội thành, kể cả xe công. Về lâu dài, lập các trạm kiểm soát tại khu vực cửa ngõ để thu phí phương tiện vào trung tâm TP.

Theo Sở GTVT Hà Nội, toàn thành phố hiện có 3,7 triệu xe máy, 370.000 ô tô và khoảng 50.000 phương tiện vãng lai. Riêng 6 tháng đầu năm, Hà Nội có thêm hơn 28.000 ô tô và 150.000 xe máy được đăng ký mới.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.