Khốn đốn vì scandal tiền chất ma túy

Nhiều loại thuốc có tiền chất PSE đang tăng giá sau scandal PSE được cho là chất gây nghiện (ảnh minh họa)
Nhiều loại thuốc có tiền chất PSE đang tăng giá sau scandal PSE được cho là chất gây nghiện (ảnh minh họa)
TP - Bất chấp Bộ Y tế đính chính tiền chất Speudoephedrine (PSE) không phải chất gây nghiện, thị trường thuốc tân dược có chứa PSE vẫn bị tác động. Hàng loạt thuốc điều trị cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang có hoạt chất này đồng loạt tăng giá, trong khi doanh nghiệp sản xuất thuốc kêu trời.

> Bộ Y tế nói về thuốc chứa tiền chất ma túy

Nhiều loại thuốc có tiền chất PSE đang tăng giá sau scandal PSE được cho là chất gây nghiện (ảnh minh họa)
Nhiều loại thuốc có tiền chất PSE đang tăng giá sau scandal PSE được cho là chất gây nghiện (ảnh minh họa).
 

Doanh nghiệp liên lụy

Hiện ở châu Á - Thái Bình Dương có khoảng 17.000 visa được cấp để sản xuất thuốc có hoạt chất PSE. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Interpol và các quốc gia trên thế giới chưa có văn bản, tài liệu nào khẳng định PSE là chất gây nghiện hay ma túy. Điều đó có nghĩa rằng, không riêng gì thuốc trị cảm cúm có PSE do BV Pharma sản xuất mà thuốc trị cảm cúm có hoạt chất PSE của nhiều DN dược trong nước khác sản xuất ra đều được phép lưu hành trên
thị trường.

Trao đổi với Tiền Phong ngày 18-9, ông Nguyễn Quốc Cường- Phó Tổng Giám đốc Cty cổ phần BV Pharma cho biết, trong hai tháng gần đây, sau khi có thông tin PSE là chất gây nghiện, doanh thu của công ty sụt giảm nghiêm trọng. “Sáu tháng đầu năm doanh thu của công ty đạt 12 tỷ đồng/tháng nhưng tháng vừa qua chỉ còn 8 tỷ đồng”- ông Cường nói.

Theo ông Cường, hàng loạt đơn vị phân phối trả hàng, hơn 200 nhà thuốc có hợp đồng bán các loại thuốc trị cảm cúm Biviflu và Activenose không tiếp nhận thuốc, bệnh viện thì dè chừng.

“Còn khoảng gần 10 triệu viên thành phẩm với giá 230 đồng/viên nhưng chúng tôi không bán được. Thuốc đã trúng thầu vào bệnh viện cũng gặp khó. Đó là chưa kể tồn đọng bao bì và nguyên liệu để làm các loại thuốc này hơn 5 tỷ đồng”, ông Nguyễn Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Cty Cổ phần BV Pharma cho biết thêm.

Không chỉ khó khăn về mặt phân phối, theo lãnh đạo Cty BV Pharma, hai ngân hàng đối tác là ACB và BIDV cũng đã kiểm tra thẩm định lại nguồn vốn mới cho công ty vay.

Nhiều doanh nghiệp khác được cấp phép nhập khẩu và sản xuất các loại thuốc chứa PSE cũng kêu trời khi các nhà thuốc yêu cầu trả lại thuốc hoặc thuốc bán không được.

Ông N.T.B - giám đốc công ty dược M. cho biết, hàng loạt đơn vị dừng bao tiêu nhóm hàng thuốc có chứa PSE với lý do nhà thuốc không còn lấy hàng. Đại diện của một nhà máy sản xuất thuốc cảm cúm (ở quận 7, TPHCM), cho biết, hai đơn vị phân phối các thuốc nhóm điều trị cảm cúm có chứa PSE của công ty cũng giảm bớt số lượng, do trong tháng vừa qua hàng bán không chạy, nhiều nơi đòi trả hàng vì sợ liên lụy.

“Sân chơi” cho thuốc lậu

Dạo một vòng thị trường thuốc tân dược, chúng tôi nhận thấy có hiện tượng tăng giá ở các loại thuốc điều trị cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang có hoạt chất PSE. Cụ thể, Actifed trước đây giá 600 đồng/viên thì nay tăng lên 4.400đồng/viên. Tương tự, Woaheder giá trước đây 300 đồng/viên thì nay tăng lên 4.500 đồng/viên.

Các loại thuốc tương tự trong nước sản xuất cũng tăng chóng mặt, có loại tăng đến 18 lần. Bình quân trên thị trường các loại thuốc như Eruvipharm, Savipharmed (Cty dược Savipharm), Glotifed (dược Glomed), Acdiral (Cty CP dược phẩm Tiền Giang) đều tăng 8 lần nhưng các đầu nậu phải đăng ký từ sáng đến chiều mới có thuốc để giao.

Trước đây, các loại thuốc có hoạt chất PSE tràn vào thị trường Việt Nam qua con đường tiểu ngạch. Chỉ 5 loại thuốc có xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc đã bán vào Việt Nam khoảng 1 tỷ viên (theo số liệu thống kê năm 2008) do nước ta chưa có visa và chưa có doanh nghiệp nào sản xuất ra các loại thuốc có PSE. Sau đó, Công ty dược phẩm BV Pharma đã sản xuất ra sản phẩm Activenose có hoạt chất PSE.

Theo ông N.N.P – một “trùm” phân phối thuốc tân dược tại thị trường Việt Nam – khoảng từ năm 2007-2008, khi Việt Nam chưa có visa sản xuất thuốc có hoạt chất PSE thì mỗi năm các loại thuốc ngoại có PSE tràn vào Việt Nam khoảng 1,2 tỷ viên.

Đến năm 2009-2010, khi trong nước có công ty dược OPV được cấp visa sản xuất thuốc Activefed thì số lượng thuốc ngoại bị giảm xuống còn khoảng 800 triệu viên/năm. Đến năm 2011, BV Pharma và hàng chục doanh nghiệp khác trong nước được cấp visa sản xuất thuốc có hoạt chất PSE.

Với cương vị là Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm chủ tịch Hội đồng thuốc Việt Nam, ông Cao Minh Quang đã ký cấp 116 visa có chứa hoạt chất PSE cho 38 công ty sản xuất trong nước. Riêng BV Pharma được cấp 5 visa sản xuất thuốc có PSE.

Khi trong nước được cấp phép sản xuất hàng loạt thuốc có PSE, doanh số thuốc ngoại nhập qua hệ thống phân phối của “ông trùm” N.N.P bị rớt thê thảm, chỉ còn khoảng từ 300-400 triệu viên/năm. Nhưng gần đây, sau khi một số báo đưa thông tin gây hiểu nhầm hoạt chất PSE là chất gây nghiện và có thể dùng làm tiền chất tổng hợp ma túy “đá” như phát biểu của ông Cao Minh Quang cùng với việc tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu PSE thì lập tức thị trường khan hiếm thuốc do các đầu nậu thu gom để trục lợi.

“Trùm” N.N.P cùng một số trùm phân phối thuốc khác đã vui mừng vì doanh số thuốc điều trị cảm cúm có PSE tăng trở lại. Chỉ trong vòng gần 1 tháng trở lại đây, “trùm” N.N.P đã bán được gần 54 triệu viên thuốc có PSE.

Dư luận đang đặt câu hỏi: Ai được hưởng lợi trong phi vụ làm thị trường thuốc tăng giá và làm cho các loại thuốc ngoại nhập lậu tràn lan thị trường?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG