Ba Vì không trở thành trung tâm hành chính quốc gia

Người dân xem triển lãm quy hoạch Hà Nội mở rộng năm 2010 Ảnh: Hồng Vĩnh
Người dân xem triển lãm quy hoạch Hà Nội mở rộng năm 2010 Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh.

> Hà Nội thành 'siêu thị' bất động sản

Người dân xem triển lãm quy hoạch Hà Nội mở rộng năm 2010 Ảnh: Hồng Vĩnh
Người dân xem triển lãm quy hoạch Hà Nội mở rộng năm 2010.
Ảnh: Hồng Vĩnh.

Trung tâm hành chính quốc gia vẫn ở Ba Đình

Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính Hà Nội rộng khoảng 3.344,6 km2, với dự báo quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 7,3- 7,9 triệu người.

Theo đó, khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía tây, nam đến đường vành đai 4 và về phía bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. Đây là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của TP Hà Nội và cả nước.

Trong đô thị trung tâm có khu vực nội đô gồm khu nội đô lịch sử (giới hạn từ phía nam sông Hồng đến đường vành đai 2) là khu vực bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, các giá trị truyền thống của người Hà Nội và khu nội đô mở rộng (giới hạn từ đường vành đai 2 đến sông Nhuệ) là khu vực phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, dịch vụ - thương mại cấp thành phố có chất lượng cao, kiến trúc hiện đại.

Về quy hoạch hệ thống cơ quan, công sở, an ninh quốc phòng, các cơ quan đầu não của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ được đặt tại khu vực Ba Đình. Căn cứ vào quy hoạch được duyệt trong thời gian tới sẽ rà soát và di dời trụ sở làm việc của một số cơ quan T.Ư ra ngoài nội đô đến khu vực Mễ Trì và tây Hồ Tây.

Ưu tiên vị trí tại khu vực tây Hồ Tây để bố trí thêm trụ sở các cơ quan T.Ư làm việc, tạo điều kiện liên hệ thuận lợi với trụ sở của T.Ư Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ. Trụ sở cơ quan Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TP bố trí tại khu vực xung quanh Hồ Gươm.

Trên cơ sở di chuyển trụ sở một số cơ quan bộ-ngành, bố trí trụ sở các sở, ngành của thành phố tại các vị trí phù hợp để liên hệ thuận lợi với trụ sở của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TP. Như vậy, bản quy hoạch không đề cập việc quy hoạch các cơ quan hành chính quốc gia tại Ba Vì.

Phát triển 5 đô thị vệ tinh

Bản quy hoạch nêu rõ Thủ đô Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị. Trong đó có 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Mỗi đô thị này có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo, công nghiệp, dịch vụ...

Cụ thể, đô thị vệ tinh Hòa Lạc, có chức năng chính về khoa học công nghệ và đào tạo; Đô thị vệ tinh Sơn Tây, là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng. Trọng tâm là khu bảo tồn Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm và phát triển mới trung tâm phục vụ du lịch gắn với hồ Xuân Khanh, các dịch vụ đào tạo, y tế và các đô thị mới;

Đô thị vệ tinh Xuân Mai, là đô thị dịch vụ- công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và hệ thống làng nghề; phát triển các khu tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm dịch vụ về thương mại, đào tạo...;

Đô thị vệ tinh Phú Xuyên, là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa; xây dựng các khu, cụm công nghiệp để di dời công nghiệp từ các khu vực nội đô, khu vực Hà Tây (cũ) và hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho vùng đồng bằng phía nam sông Hồng...; Đô thị vệ tinh Sóc Sơn, phát triển về công nghiệp và dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, hình thành mới khu công nghiệp Mai Đình và các khu công nghiệp sạch...

Bên cạnh các đô thị vệ tinh, xây dựng các thị trấn theo mô hình đô thị sinh thái mật độ thấp, từ các thị trấn huyện lỵ hiện hữu như Phùng, Tây Đằng, Liên Quan, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Thường Tín, Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn và các thị trấn mới.

Về giao thông, Hà Nội sẽ xây dựng và hoàn chỉnh các trục giao thông hướng tâm và vành đai như trục Hồ Tây- Ba Vì, Tây Thăng Long, Nhật Tân - Nội Bài, Đỗ Xá - Quan Sơn... Đặc biệt, sẽ tăng cường phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng như xe buýt nhanh (BRT), đường sắt đô thị; xây dựng một số tuyến đường nhiều tầng từ vành đai 4 trở vào.

Bên cạnh đó, xây mới các trục giao thông kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh và các trục giao thông nội vùng. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường cao tốc hướng tâm, bao gồm 7 tuyến: Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hạ Long, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hòa Bình, Cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5, Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hóa... Đồng thời, xây mới 8 cầu và hầm qua sông Hồng, 3 cầu qua sông Đuống, 2 cầu qua sông Đà.

Theo quy hoạch đến năm 2030, diện tích bình quân nhà ở khu vực đô thị tối thiểu là 30 m2 sàn sử dụng/người và nhà ở nông thôn tối thiểu là 25 m2 sàn sử dụng/người. Khu vực nội đô, cải thiện điều kiện sống trong các khu ở, khu chung cư cũ, kiểm soát về mật độ xây dựng và tầng cao, bổ sung thêm các chức năng công cộng, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật. Kiểm soát quy hoạch và kiến trúc đối với nhà ở dân tự xây.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Địa ốc 24H: Dự án có hàng trăm đất nền bán 'ưu ái' cho cán bộ; Hải Phòng có thêm KCN 3.550 tỷ đồng
Địa ốc 24H: Dự án có hàng trăm đất nền bán 'ưu ái' cho cán bộ; Hải Phòng có thêm KCN 3.550 tỷ đồng
TPO - Khu đô thị lấn biển bỏ hoang 'mọc' hàng loạt nhà trái phép; Chuyển cơ quan điều tra dự án hàng trăm đất nền bán 'ưu ái' cho cán bộ; Hải Phòng có thêm khu công nghiệp 3.550 tỷ đồng; Cảnh hoang tàn khu nhà ở Đại Nam trên ‘đất vàng’;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 6/1.