Liên cầu khuẩn, vẫn chén!

Nhiều người dân vẫn ăn tiết canh hàng ngày
Nhiều người dân vẫn ăn tiết canh hàng ngày
TPO - Hơn 70% các ca nhiễm liên cầu khuẩn đều có liên quan đến việc ăn tiết canh. Thế nhưng, bỏ ngoài tai mọi lời khuyến cáo, thậm chí cả nguy cơ tử thần 'hỏi thăm" bất cứ lúc nào, nhiều người vẫn vô tư ăn món ăn chứa đầy mầm bệnh này.
Nhiều người dân vẫn ăn tiết canh hàng ngày
Nhiều người dân vẫn ăn tiết canh hàng ngày. Ảnh: Minh Đức
Nhiều tuyến phố vẫn treo biển Tiết canh
Nhiều cửa hàng vẫn treo biển bán tiết canh.

Theo quan sát của phóng viên Tiền phong, hầu hết các quán cháo lòng, quán vịt, ngan... ở địa bàn Hà Nội đều có bán tiết canh. Khách muốn ăn tiết canh lợn hay vịt, ngan, chỉ cần gọi một câu là có.

Tại quán cháo lòng Ngọc Diệp trong ngõ 405, Ngọc Thụy (Long Biên – Hà Nội), chúng tôi thấy chủ quán bày gần 10 bát tiết canh trong tủ kính. Trong quán có khoảng hơn 10 thực khách thì có tới hơn một nửa ăn tiết canh. Cũng có một số người e ngại, nhưng cũng có người bảo: “Ăn tiết canh cho... đỏ, uống vài chén rượu vào là vi khuẩn chết hết ấy mà!”. Có người còn tặc lưỡi: “Dào, đời sống được mấy tí, cứ hưởng thụ cho sướng mồm cái đã”...

Tại quán cháo lòng 33 Hàm Long (Hai Bà Trưng), khi chúng tôi gọi 2 bát tiết canh, chị chủ quán bảo: “Hết sạch rồi anh ơi. Đến sớm một tí may ra còn”. Được biết, đây là quán cháo lòng rất đắt khách, thuộc dạng nổi tiếng ở Hà Nội, mở cửa từ sáng sớm cho tới đầu giờ chiều.

Khi ngày càng có nhiều người mắc bệnh liên cầu lợn do ăn tiết canh, một số người quay sang ăn... tiết canh vịt, ngan, dê, với suy nghĩ, tiết gia cầm làm gì có liên cầu lợn!

Mặc dù Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành quy định cấm bán tiết canh động vật (đưa ra trong công điện khẩn ngày 21/5/2009), nhưng người bán vẫn bán, người ăn vẫn ăn, còn cơ quan chức năng thì dường như đã... bó tay.

Sẽ đưa vào tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Nhiều hàng quán vẫn bày bán tiết canh
Nhiều hàng quán vẫn bày bán tiết canh.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, năm nào Bộ Y tế cũng có các chương trình, hành động để hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh mùa hè, nhất là các bệnh tiêu hóa. Cụ thể, năm nay Bộ đã triển khai Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ 15-4 /15-5 và tương đối thành công. Theo kết quả điều tra, cả số người ngộ độc và số vụ ngộ độc đều giảm so với cùng kỳ năm 2010, cụ thể, số vụ ngộ độc giảm 50%, số người ngộ độc giảm 30%.

Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều cơ sở, quán ăn, nhà hàng vẫn bất chấp các quy định, ngang nhiên bán tiết canh động vật chỉ vì lợi nhuận. Phía người tiêu dùng thì “điếc không sợ súng”, vẫn vô tư ăn tiết canh một cách ngon lành. Điều này cũng góp phần tiếp tay cho các chủ cơ sở vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhà hàng phục vụ theo ý khách hàng
Nhà hàng "chiều lòng" khách hàng nên vẫn chế biến món tiết canh.

Ông Khẩn cho biết: "Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã có ý kiến đưa việc ăn tiết canh động vật, tiêu thụ thịt các loại động vật hoang dã... vào Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thực tế là tại các vùng nông thôn, miền núi, người dân ít được tiếp cận với các phương tiện thông tin tuyên truyền, bà con vẫn thoải mái ăn tiết canh động vật sống. Do vậy, Cục đang suy nghĩ để đưa tiêu chí này trở thành một cuộc vận động sâu rộng trong toàn dân”.

Theo ông Khẩn: “Do các chế tài xử phạt hiện nay chưa đủ mạnh, chưa tạo sức răn đe, vì thế Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đang là đầu mối biên soạn, hình thành Nghị định xử phạt vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm và sẽ ban hành trong thời gian tới, trong đó có quy định rất rõ thế nào là các cơ sở đạt điều kiện, các mức xử phạt...”.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Hoa đào xứ Bắc trên cao nguyên Đắk Lắk hối hả vào tết
Hoa đào xứ Bắc trên cao nguyên Đắk Lắk hối hả vào tết
TPO - Những ngày cận Tết Nguyên đán, đào Nhật Tân lại khoe sắc trên vùng đất Đắk Lắk. Ở tỉnh này, hàng nghìn chậu hoa đào Nhật Tân độc lạ, nở rực rỡ được trồng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Qua đó đã giúp nhiều hộ dân khấm khá, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.