Đề nghị thay lãnh đạo Vinashin bằng người trong quân đội

Vinashin đang đặt gánh nạng trên vai mỗi người dân Việt Nam
Vinashin đang đặt gánh nạng trên vai mỗi người dân Việt Nam
TPO – Trước những gánh nặng của con tàu Vinashin đặt trên vai mỗi người dân Việt Nam, đại biểu Quốc Khánh, đoàn Hà Nội đề nghị, cần thay thế lãnh đạo Vinashin bằng những người lính Cụ Hồ.

>>Quốc hội cũng có trách nhiệm vụ Vinashin
>> Đề nghị thay đổi chính sách tiền lương

Vinashin đang đặt gánh nạng trên vai mỗi người dân Việt Nam
Ảnh minh họa
 

Không cho phép sai lầm thêm nữa!

Phát biểu trong phiên thảo luận chiều nay, 2 – 11, ĐB của đoàn Hà Nội, thạc sĩ luật Trần Thị Quốc Khánh tiếp tục “truy” vấn đề Vinashin. Theo bà Khánh, để tái cấu trúc con tàu này, có một hướng là thay thế lãnh đạo Vinashin từ những người lính cụ Hồ. Lý do là trong lịch sử giữ nước của chúng ta, quân đội nhân dân đã nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao..

Vinashin chưa phá sản

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng): Để quá lâu một cá nhân vừa là Chủ tịch HĐQT, vừa là Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy của tập đoàn cũng là điều kiện tạo cho sai sót của Vinashin nặng nề hơn. Chính phủ cũng nên có báo cáo phân tích rõ vấn đề xảy ra ở Vinashin.

Hiện nay, tổng tài sản của Vinashin khoảng 103 nghìn tỉ đồng, tổng nợ ghi trên sổ sách kế toán khoảng 86 nghìn tỉ đồng. Như vậy, về mặt cân đối kinh tế không phải Vinashin đã phá sản.

* Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, dù có dùng câu từ nào đi nữa thì cũng phải thừa nhận “Vinashin đã sụp đổ”. Tập đoàn Vinashin sụp đổ đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới một trăm nghìn tỷ đồng. Với món nợ này, một tỉnh thu ngân sách được một nghìn tỷ đồng/năm phải làm quần quật, không ăn uống, mua sắm, may mặc suốt một thế kỷ mới trả được.

 Một chuyên gia về luật khác là ĐB Nguyễn Đăng Trừng, đoàn TP Hồ Chí Minh mở rộng “câu chuyện Vinashin” thành vấn đề quản lý các công ty Nhà nước. Theo ông Trừng, giống như việc nuông chiều con cái thái quá sẽ sinh hư, chúng ta không nên ưu ái cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nữa.

“Sau khi xảy ra vụ Vinashin, khả năng huy động vốn của Việt Nam trên thị trường quốc tế thêm khó khăn, tốn kém” – ĐB Đăng Trừng nhận xét và kiến nghị, không cho phép các cơ quan Nhà nước sai lầm thêm một lần nữa.

Câu chuyện dài tập của thành thị và nông thôn

Sau Nghị quyết “Tam nông”, bộ mặt nông thôn của Việt Nam đã từng bước chuyển mình, nhưng còn chưa được như ý. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng giữa các khu vực, tỷ lệ hộ nghèo của miền núi cao gấp 2 – 3 lần cả nước.

“Đến bao giờ nông thôn đuổi kịp thành thị” – ĐB Phương Thị Thanh, đoàn Bắc Kạn đặt câu hỏi, rồi nêu ra những khó khăn của những tỉnh miền núi. Đó là lợi thế cạnh tranh kém, y tế, giáo dục chưa phát triển...nên đời sống người dân còn khó khăn. Từ đó, đại biểu này đề nghị, cần có cơ chế đầu tư cao hơn, nhanh hơn...cho miền núi.

Cũng với ý kiến như vậy, ĐB Quốc Khánh của đoàn Hà Nội còn chỉ ra nguyên nhân các thành phố lớn như Hà Nội hiện nay đang bị quá tải cũng phần lớn vì chúng ta chưa đầu tư đúng mức cho nông thôn.

Nhiều ĐB khác cũng nhất trí rằng, với 70% dân số cả nước, khu vực nông thôn nếu phát triển sẽ tạo động lực để kinh tế phát triển ổn định.

“Không nên chờ công nghiệp hóa xong mới quay lại đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn” - ĐB Lê Thanh Liêm của đoàn Thanh Hóa sáng nay đã kiến nghị như vậy.

Riêng với vấn đề đưa bác sĩ lên vùng cao, ĐB Võ Trọng Việt (Trung tướng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng) cho rằng, có thể giao nhiệm vụ đó cho Bộ Quốc phòng, nhưng cần có cơ chế đầu tư phù hợp. Vì thực tế, đã có nhiều thầy thuốc mang quân hàm xanh đã đến những bản làng xa xôi nhất của biên giới, chữa trị bệnh, giúp dân làm kinh tế hiệu quả...

Công nhân thiếu thốn đủ đường

Là giai cấp tiên phong, nhưng tại nhiều khu công nghiệp, những người công nhân giờ đây đang thiếu thốn trăm bề.

Lương chỉ 1,3 – 1, 5 triệu/tháng, phải tăng ca làm đêm, phòng ở chật chội, không có ti vi hay những hình thức thưởng thức văn hóa khác...- ĐB Thu Hằng, đoàn Thừa Thiên Huế còn chỉ ra những hệ lụy xót xa về mặt xã hội khi nêu lên hiện trạng, nhiều đôi nam nữ công nhân yêu nhau, nhưng không dám cưới, vì thiếu tiền, vì lo đẻ con ra thì không có chỗ chăm nom...

Từ đó, ĐB này cảnh báo về chất lượng nguồn lực xã hội sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Chương trình làm việc ngày mai, 3 – 11 của Quốc hội:

Buổi sáng:

- Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2011.

Buổi chiều:

- Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

- Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

- Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011.

- Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011.

 
 
Hoàng Tuân
MỚI - NÓNG
Nhà báo Phùng Công Sưởng: 'Thanh Thủy truyền cảm hứng cho giới trẻ'
Nhà báo Phùng Công Sưởng: 'Thanh Thủy truyền cảm hứng cho giới trẻ'
TPO - Phát biểu tại họp báo, nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - thay mặt ban tổ chức HHVN 2022 nhấn mạnh: “Cô ấy đã thực sự tỏa sáng rực rỡ trước hơn 70 thí sinh quốc tế và đem vinh quang về cho nhan sắc nước nhà. Chúng tôi rất vui và tự hào vì thành quả của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy. Đây là lần đầu HHVN đăng quang ở cuộc thi quốc tế có uy tín, bề dày này”.
Dịp 20/11 Hà Nội chuyển lạnh ẩm kéo dài
Dịp 20/11 Hà Nội chuyển lạnh ẩm kéo dài
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại khu vực Thủ đô Hà Nội ít ngày qua có biến động khó lường, với việc không khí lạnh kéo về muộn, tác động gây mưa và hạ nhiệt ở khu vực cũng chưa rõ rệt. Dự kiến từ đêm 20/11 Hà Nội chuyển lạnh ẩm và có thể kéo dài nhiều ngày.