Công an điều tra vụ 'dân nghèo sập bẫy cò ngân hàng'

Công an điều tra vụ 'dân nghèo sập bẫy cò ngân hàng'
TP - Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đăk Lăk Trần Đình Sơn cho biết, ông đã chỉ đạo Trưởng phòng I (Phòng Kiểm sát điều tra án kinh tế), phối hợp cùng Cơ quan Cảnh sát điều tra, CA tỉnh làm rõ các vấn đề báo nêu trong loạt bài điều tra 'Dân nghèo sập bẫy cò ngân hàng' đăng trên Tiền Phong.

>>Sao không ai trả lời chị Phúc?
>>Ai bảo vệ dân nghèo?

“Nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm cần khẩn trương khởi tố điều tra, sau đó Viện KSND tỉnh sẽ thường xuyên theo dõi và kiểm sát chặt chẽ quá trình xác minh, điều tra vụ việc này”, ông Sơn nói.

Kiểm sát viên Huỳnh Thị Ngọc Dung, Phó phòng I cho biết, trong mấy ngày qua, kiểm sát viên được phân công cùng điều tra viên của Công an tỉnh Đăk Lăk đã tích cực làm việc, kể cả ngoài giờ hành chính, thu thập hồ sơ tài liệu từ Agribank Đăk Lăk và lần lượt tìm gặp các nhân chứng liên quan.

Ngày 11-10, ông Phạm Xuân Cam, Phó giám đốc Agribank Đăk Lăk cùng ông Văn Ngọc Duyến, tân Giám đốc Phòng giao dịch Tân Lợi thuộc Agribank Đăk Lăk đã đến trụ sở Ban đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, gửi văn bản tiếp thu của lãnh đạo Agribank Đăk Lăk đến Tổng biên tập báo Tiền Phong.

Văn bản nêu: “Trước hết cái chết của chị Đào Thị Phúc vợ của anh Nguyễn Hậu là khách hàng vay vốn tại phòng giao dịch Tân Lợi, chúng tôi rất lấy làm tiếc và chúng tôi thành thật xin lỗi gia đình nếu cái chết của chị có phần lỗi của cán bộ ngân hàng do xử lý nghiệp vụ quá cứng nhắc, trên mức cần thiết; còn nếu các bộ ngân hàng trong quá trình cho vay có vi phạm chúng tôi xin hứa sẽ xử lý kỷ luật nghiêm khắc cán bộ đó”.

Lãnh đạo Agribank Đăk Lăk cũng thừa nhận: Quá trình thẩm tra việc vay vốn, tài sản thế chấp của khách hàng, công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay của lãnh đạo phòng giao dịch, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn có phần buông lỏng, chủ quan, có vi phạm sai sót quy trình nghiệp vụ… Nếu kiểm tra phát hiện các hành vi cấu kết tư lợi với cò ngân hàng, chúng tôi cương quyết loại trừ khỏi đội ngũ, xử lý đúng pháp luật và quy chế của ngân hàng.

Theo ông Phạm Xuân Cam, hiện nay các hồ sơ này đang được cơ quan điều tra xem xét lại tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ vay vốn và tính xác thực của chữ ký giao dịch của khách hàng. Chúng tôi sẽ cung cấp cho báo chí khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra.

MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.