Người ba lần viết 'nhật ký giam cầm' lại bị bắt

Anh Mai Phụng Lưu với con tàu trở về sau khi bị phía Trung Quốc bắt lần thứ 3 tháng 4-2010
Anh Mai Phụng Lưu với con tàu trở về sau khi bị phía Trung Quốc bắt lần thứ 3 tháng 4-2010
>> Chuyện kể Hoàng Sa
Anh Mai Phụng Lưu với con tàu trở về sau khi bị phía Trung Quốc bắt lần thứ 3 tháng 4-2010
Anh Mai Phụng Lưu với con tàu trở về sau khi bị phía Trung Quốc bắt lần thứ 3 tháng 4-2010 . Ảnh: Nam Cường

Bị bắt giữa Hoàng Sa

Đây là lần thứ tư tàu của anh Mai Phụng Lưu bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang đánh bắt cá tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sau 3 lần trước (anh đã 3 lần viết nhật ký giam cầm), gia đình anh gần như tán gia bại sản, nhưng rồi lại động viên nhau gắng gượng vượt bão, vay mượn cầm cố nhà cửa tiếp tục đóng tàu ra khơi.

Sau vài chuyến đi biển hoà vốn, anh tiếp tục bị phía Trung Quốc bắt ngày 11-9 vừa rồi. Lần này, lý do phạt 70.000 NDT của phía Trung Quốc có thòng thêm nguyên nhân: tàu anh đưa thuốc nổ ra khơi (!?).

Đại tá Bùi Phụ Phú - Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ngãi khẳng định: "Lực lượng BĐBP đã quán triệt cũng như luôn tuyên truyền cho ngư dân được biết là cấm mang thuốc nổ ra khơi. Ngoài ra, anh em biên phòng ở Lý Sơn cũng luôn kiểm tra kỹ mỗi khi có tàu cá xuất bến, nếu có thuốc nổ, chắc chắn tàu ông Lưu sẽ không được ra khơi".

Trong những lần nói chuyện với PV Tiền Phong gần đây, anh Mai Phụng Lưu thường kể về nhật ký giam cầm anh tạc ghi trong đầu những lần anh làm khách trên đảo Phú Lâm (xem Chuyện kể Hoàng Sa trên Tiền Phong số ra từ các ngày 13 đến 16-5-2010).

Anh Lưu kể, vừa nhìn thấy anh trên đảo, lập tức bên phía Trung Quốc đã nhận ra. "Năm 2005, tui bị bắt 2 lần, một lần nộp phạt, họ thả cho tàu và người về sau khi vét hết đồ đạc. Lần thứ 2 cách đó 2 tháng, họ dẫn thẳng về đảo Hải Nam, tịch thu tàu. Mấy người này giờ nhớ tui rõ lắm"- anh nói.

Bao giờ hết khổ ?

Chị Phạm Thị Đợi - vợ anh Lưu buồn bã: "Từ năm 2004 đến nay, tàu của gia đình tui tổng cộng bị bắt 4 lần. Hai lần trước là một tàu khác, họ phạt mỗi lần 140 triệu đồng, được tha về thì kinh tế suy sụp phải bán tàu trả nợ. Con tàu này mới đóng mới năm ngoái, nợ cũ chưa trả xong, nợ mới lại dồn dập. Hồi đầu năm bị bắt, may nhờ nhà nước can thiệp được tha về, nhưng ngư cụ, cá mú và xăng dầu nó lấy hết. Nay bị bắt nữa thì không biết bao giờ mới hết khổ".

“Ngành chức năng huyện thường xuyên động viên, tuyên truyền để ngư dân tham gia đánh bắt đúng vùng chủ quyền không nộp phạt một cách vô lý. Trước mắt, huyện kiến nghị các cấp sớm giải quyết vấn đề để ngư dân không chịu nhiều thiệt thòi” - ông Võ Xuân Huyện, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn.

Ngôi nhà vừa cất cách đây 3 năm, trông vẻ bề ngoài khá khang trang, nhưng bên trong chẳng có đồ vật gì đáng giá. Chị Đợi cho hay, số tiền chuộc hơn 180 triệu đồng bây giờ là một gia sản khổng lồ. Tổng cộng cả cũ lẫn mới, gia đình chị Đợi giờ đây đang gánh nợ trên 300 triệu đồng.

Hồi đầu năm, con rể tương lai của chị Đợi là anh Bùi Văn Hải (20 tuổi) bị bắt cùng anh Lưu khi ngày cưới đã được ấn định. Sau đó, khi được thả, phải đợi đến tháng 6 vừa rồi Mai Thị Bích Huệ (con gái anh Lưu) mới cùng Hải se duyên.

Huệ tức tưởi: "Bao nhiêu vốn liếng đổ vào cùng cha sửa tàu, những mong đi chuyến này về vớt vát, giờ thì nợ ngập đầu". Em gái Huệ là Mai Thị Thu (16 tuổi) nói: Có lẽ cháu phải bỏ học, cha bị bắt, gia đình cực khổ thế này, chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa.

Đại tá Bùi Phụ Phú cho hay, quan điểm của BĐBP là tiếp tục vận động gia đình anh Lưu kiên nhẫn, không tự ý nộp tiền chuộc, chờ sự can thiệp của Bộ Ngoại giao.

Yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân, tàu cá Việt

Ngày 5-10, đại diện Đại sứ quán Trung Quốc gặp đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam và nói rằng do tàu cá QNg 66478TS đã sử dụng thuốc nổ để đánh bắt cá nên phía Trung Quốc quyết định xử phạt .

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối quyết định phi lý của phía Trung Quốc đối với chủ tàu QNg 66478TS, nhấn mạnh trên tàu cá QNg 66478TS không có chất nổ.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá QNg 66478TS.

MỚI - NÓNG
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
TPO - Chiều 9/4, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai làm việc với Tỉnh ủy Yên Bái nhằm đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời trao đổi phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện đa khoa hiện đại tại Huế từng bị ‘hạ cấp’, giờ ra sao?

Bệnh viện đa khoa hiện đại tại Huế từng bị ‘hạ cấp’, giờ ra sao?

TPO - Từng được kỳ vọng là cơ sở y tế tuyến tỉnh hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân khu vực phía Nam thành phố Huế, Bệnh viện đa khoa Chân Mây (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, Huế) bị “hạ cấp” trở thành cơ sở lẻ của trung tâm y tế tuyến huyện. Mới đây, lãnh đạo thành phố Huế yêu cầu Sở Y tế rà soát và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của cơ sở y tế này, nơi đây có thể trở thành bệnh viện của Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
Bộ Y tế vào cuộc vụ nghi ngộ độc thực phẩm hàng chục người mắc ở Đồng Tháp

Bộ Y tế vào cuộc vụ nghi ngộ độc thực phẩm hàng chục người mắc ở Đồng Tháp

TPO - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết vừa nhận được báo cáo sơ bộ từ Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp sau khi dùng bữa trưa do một cơ sở cung cấp suất ăn tại TP Cao Lãnh chế biến. Vụ việc khiến 33 người, gồm học sinh, giáo viên và tình nguyện viên, có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.