Ký sinh trùng trong bọ xít hút máu không lây truyền qua động vật?

Bọ xít hút máu người
Bọ xít hút máu người
TP - Liên quan ký sinh trùng tìm thấy trong bọ xít hút máu mà Viện Sinh thái &Tài nguyên Sinh vật thu được ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam, chuyên gia thú y nhận định, hầu như chúng không phải được truyền qua động vật. Vậy những con ký sinh trùng trong máu bọ xít ấy chui từ đâu ra?

>> Bọ xít hút máu ở Việt Nam có 'hiền'?

Bọ xít hút máu người
Bọ xít hút máu người.

Quan sát về hình thái và nghiên cứu lớp đơn bào bằng phương pháp nhuộm tiêu bản, các nhà khoa học nhận thấy ký sinh trùng (KST) trong bọ xít hút máu cùng giống với KST gây bệnh trên trâu bò, tức là giống Trypanosoma. Mấu chốt ở chỗ, các KST thuộc giống Trypanosoma ấy có phải là loài Trypanosoma evansi gây bệnh trên gia súc hay không?

Nếu cùng loài coi như tạm yên tâm với tuyên bố của Bộ Y tế vì giống KST trên gia súc đã được nghiên cứu khá kỹ tại Viện Thú y Trung ương - Bộ NN&PTNT. Loài KST này được xác định từng gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi, đặc biệt ở các thập niên 60-70 của thế kỷ trước, phát triển thành dịch ở trâu bò.

Không cùng loài tìm thấy ở động vật?

Nếu KST tìm thấy trong hàng loạt bọ xít hút máu vừa thu thập được ở nhiều vùng miền Việt Nam không phải là loài KST quen thuộc truyền qua trâu bò, gia súc ở Việt Nam thì sao? Nếu thế, KST trong cơ thể bọ xít hút máu chui từ đâu ra?

Bản thân bọ xít hút máu không thể tự sản sinh ra KST đường máu. Cũng giống như muỗi và các loài côn trùng khác, chúng chỉ là vật trung gian truyền ký sinh trùng đường máu từ động vật này sang động vật khác, PGS.TS Nguyễn Văn Châu, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Côn trùng học, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương, nói.

Nếu “chúng không cùng loài”, câu chuyện bọ xít hút máu có khả năng chuyển sang một giai đoạn nghiêm trọng mới, và sẽ không đơn giản như khẳng định của Bộ Y tế mới đây rằng chưa có “loài bọ xít lây truyền bệnh ở Việt Nam”.

Theo phân loại động vật, trong giống (genus) gồm nhiều loài (species). Ký sinh trùng tìm thấy trong bọ xít hút máu và ký sinh trùng gây bệnh cho gia súc ở Việt Nam, như nói ở trên, được xác định đều cùng một giống mang tên Tripanosoma. Nếu trong giống có các loài khác thì chúng sẽ gây bệnh khác nhau, thứ bệnh hoặc chỉ có trên người hoặc có cả trên người và động vật.

KST Tripanosoma tìm thấy trong trâu bò, gia súc ở Việt Nam thuộc loài Tripanosoma evansi như nêu ở trên. Các chuyên gia ở Viện Thú y Trung ương tìm thấy nó trong máu của động vật nhai lại ở Việt Nam như trâu, bò, dê, và một số loài động vật hoang dã, từng gây dịch bệnh cho động vật như đã đề cập.

Theo Th.S Nguyễn Thị Giang Thanh, bộ môn Ký sinh trùng, Viện Thú y, từ các kết quả xét nghiệm mới nhất, điều đáng lo ngại là KST trong bọ xít hút máu không phải là loài Tripanosoma evansi, vốn phổ biến trên gia súc ở Việt Nam. Nhận định ban đầu ấy được đưa ra sau khi các nhà khoa học ở Viện Thú y và Viện Sinh thái&Tài nguyên Sinh vật phối hợp với nhau làm hàng loạt thực nghiệm trên chuột.

Phối hợp với Viện Công nghệ Sinh học làm thí nghiệm giải trình tự gene, bước đầu các nhà khoa học cũng nhận thấy kết quả của hai nhóm mẫu - nhóm mẫu KST trên bọ xít hút máu và nhóm mẫu KST loài Tripanosoma evansi trên động vật - không giống nhau

Để chắc chắn hơn, các nhà khoa học cho thử nghiệm trên chuột cống trắng và kết quả cuối cùng sẽ có trong tuần này. Cũng để chắc hơn, các nhà khoa học còn mang mẫu ra các phòng thí nghiệm nước ngoài uy tín để lặp lại các thí nghiệm phức tạp giải trình tự gene.

Chúng là ai?

KST có trong bọ xít hút máu, nếu không phải là loài Trypanosoma evansi, thì có thể là loài gì? Theo TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng Thực nghiệm, Viện Sinh thái&Tài nguyên Sinh vật, trong trường hợp đó, KST giống Trypanosoma tìm thấy trong bọ xít hút máu ở Việt Nam chỉ có thể thuộc một trong ba nhóm loài còn lại đã được các nhà khoa học thế giới xác định, hoặc thuộc một loài mới chưa từng biết đến.

Nhóm thứ nhất gồm ba loài KST mang tên khoa học Tripanosoma brucei; Tripanosoma vivax; Tripanosoma congolense. Ba loài này gây bệnh Nagana trên gia súc, khiến gia súc sảy thai, gầy yếu, giảm sức sản xuất, suy giảm miễn dịch. Ba loài KST này thường được truyền bởi ruồi và phổ biến ở các nước Châu Phi.

Nếu ký sinh trùng tìm thấy trong bọ xít hút máu ở Việt Nam thuộc loài Trypanosoma cruzi, gây bệnh Chagas, thì nhận định của Bộ Y tế có thể sẽ không phù hợp với thực tế nữa và nguy cơ dịch bệnh mới sẽ hiện hữu ở Việt Nam.x

Nhóm thứ hai gồm hai loài Trypanosoma brucei, và Trypanosama b. rhodesiense. Nhóm này thường gây bệnh ngủ trên người thông qua vật truyền trung gian là ruồi. Người mắc bệnh có biểu hiện hệ thần kinh bị ảnh hưởng, hay ngủ nhiều hơn bình thường, và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh chủ yếu phân bố ở các nước Châu Phi, và cũng có thể tìm thấy ở các châu lục khác do vấn đề dân di cư.

Nhóm thứ ba, gồm chỉ một loài Trypanosoma cruzi, gây ra căn bệnh đáng lo ngại nhất, bệnh Chagas mà văn bản Bộ Y tế có đề cập theo hướng phủ nhận sự tồn tại của chúng ở Việt Nam. Bệnh có nguồn gốc từ các nước Châu Mỹ La Tinh và nay được xác định đã lan ra toàn cầu. Người mắc bệnh sẽ bị KST tác động đến hệ thần kinh, đặc biệt hệ tuần hoàn. Bệnh nhân sẽ bị xơ cơ tim, tắc mạch máu, dẫn đến đột tử.

Giữa ba nhóm loài và nhóm bệnh trên, KST tìm thấy trong bọ xít hút máu ở Việt Nam có thể thuộc nhóm loài nào? Nếu thuộc loài Trypanosoma cruzi, gây bệnh Chagas, thì thật đáng lo ngại. Như vậy nhận định của Bộ Y tế có thể sẽ không phù hợp với thực tế nữa và nguy cơ dịch bệnh mới sẽ hiện hữu ở Việt Nam.

MỚI - NÓNG