Mặt cầu Thăng Long vừa làm đã hỏng: Do nhân tai

Mặt cầu Thăng Long: Vá chỗ này, rạn chỗ khác. Ảnh: Bảo Khánh
Mặt cầu Thăng Long: Vá chỗ này, rạn chỗ khác. Ảnh: Bảo Khánh
TP - Sau khi Bộ GTVT công bố nguyên nhân khiến mặt cầu Thăng Long bị hỏng do thời tiết, xe ô tô chạy và thiếu kinh nghiệm, Tiền Phong cuộc trao đổi với nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây Dựng-PGS.TS Nguyễn Văn Hùng.

>> Mặt cầu Thăng Long hỏng: Hết đổ cho thời tiết lại đến ôtô

Mặt cầu Thăng Long: Vá chỗ này, rạn chỗ khác. Ảnh: Bảo Khánh
Mặt cầu Thăng Long: Vá chỗ này, rạn chỗ khác. Ảnh: Bảo Khánh.


Thời tiết, xe ô tô có tác động lớn đến mặt cầu thảm bằng công nghệ mới thế nào, thưa ông?

Đổ lỗi cho nhiệt độ ở một nước nhiệt đới thì thật là khó tin. Hiện trạng mặt cầu cho thấy tải trọng đè xuống khiến mặt cầu lún dạt ra 2 bên. Cần phải đặt ra câu hỏi, khả năng nén chặt thế nào, lu lèn đã thoả mãn ra sao. Công nghệ đã thích ứng chưa. Chứ thật kỳ lạ, hỏng nứt mặt cầu lại đổ cho thời tiết? Bây giờ nứt cả cầu rồi đó, có phải do một mẻ bê tông chịu ảnh hưởng nhiệt độ khi đổ đâu!

Nhưng công nghệ thảm mặt cầu này của Anh?

Không quan trọng của Anh hay Mỹ, mà sản phẩm phải đạt yêu cầu. Rõ ràng, so với mặt cầu được làm từ thời xưa, công nghệ và con người phải khá hơn chứ, vì sao lại để xảy ra tình trạng như thế. Thời tiết bao nhiêu đời nay có gì thay đổi đâu, vẫn có đủ 4 mùa và mặc định nền nhiệt độ ấy.

Bộ GTVT cũng thừa nhận là thiếu kinh nghiệm?

Vậy tư vấn giám sát đâu? Cần phải nhớ rằng kỹ thuật cộng với bí quyết bằng sản phẩm đạt yêu cầu. Nếu chưa đạt, có nghĩa chuyển giao công nghệ chưa hết. Đề bài đặt ra là thảm trên mặt cầu thép, bên chuyển giao phải tính toán cụ thể các yếu tố. Chứ thời tiết lạnh hay sương mù ở Việt Nam sao bằng nước Anh hay nước Mỹ.

Sửa nhiều thế, vật liệu lại đắt, có nên bóc ra làm lại mới?

Chiều 20-9, một giáo sư uy tín ngành xây dựng là ủy viên Tổng hội Xây dựng Việt Nam bình luận: “Đổ cho thời tiết là hòa cả làng, chẳng ai có lỗi nữa” 

Cần phải khắc phục triệt để, chứ không thể để tình trạng vá víu trên một cây cầu ở tuyến đường huyết mạch dẫn vào cửa ngõ Thủ đô thế được. Hơn nữa, để như thế ảnh hưởng tới uy tín ngành GTVT Việt Nam. Sản phẩm không đạt phải xem lại lỗi từ đâu. Chuyển giao công nghệ không thành công liệu có lấy tiền nổi không?

Là chuyên gia nghiên cứu về sự cố xây dựng, theo ông nứt mặt cầu do đâu? Vì sao thảm bằng công nghệ mới lại rung, có tiếng ồn bất thường so với mặt thảm cũ?

Nguyên nhân là do con người, có thể là sự thiếu hiểu biết và áp dụng vội vã công nghệ mới. Do trạng thái khác nhau dẫn tới tiếng động khác nhau. Việc này do hiện tượng bong rộp dẫn tới rung và tạo nên tiếng động bất thường. Cũng giống như mặt gỗ có nhiều lớp bị bong ra nên phương tiện đi qua tạo tiếng động lớn. Sản phẩm cuối cùng (mặt cầu-PV) không đạt chỉ có thể là do chất liệu và công nghệ thi công (có yếu tố kỹ thuật).

Vậy 2 năm có đủ để tiếp thu công nghệ mới?

Điều này phụ thuộc vào đầu tư suy nghĩ, tính toán. Tuy nhiên, một khi mua vật liệu và công nghệ bao giờ cũng được chỉ dẫn và có quy trình cụ thể. Làm bất cứ cái gì mà chả có yếu tố thời tiết, vấn đề quan trọng là do con người tính toán. Có nhiều việc khác, người ta cũng đổ cho thiên tai, chứ kỳ thực là do nhân tai.

Cảm ơn ông!

Đình Thắng thực hiện

MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.