Giải cứu 'trâu sắt' gây xung đột

Nguyên liệu không phải đi từ quặng sắt mà là từ sắt thép phế thải, đã cắt một trong những công đoạn ô nhiễm nhất trong dây chuyền chế biến thép
Nguyên liệu không phải đi từ quặng sắt mà là từ sắt thép phế thải, đã cắt một trong những công đoạn ô nhiễm nhất trong dây chuyền chế biến thép
TP - Dù xác định không phải nước thải công nghiệp, không phải đổ trộm, Công an huyện Kim Thành vẫn xử lý các lái xe và đơn vị vi phạm, phạt hành chính 24 triệu đồng. Nhưng hai chiếc xe tải hiện đại vẫn bị dân cầm giữ và cuộc giải tỏa đầu tuần trước đã dẫn đến kết cục tiêu cực, khiến bốn công an bị thương và nhiều người bị bắt.

>> Kỳ 1:Chuyện giam trâu sắt

Giải cứu 'trâu sắt' gây xung đột ảnh 1

Dân bảo không, chính quyền nói có

Dân nhận định nước thải do hai xe tải xả ra cánh đồng Cổ Ngựa là độc hại vì họ đã chứng kiến tiền lệ thứ nước này. Theo một số người sống nơi đây, Nhà máy Thái Hưng ở thôn Cổ Phục, xã Kim Lương, không có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu, không chỉ với chất thải lỏng mà cả với khí thải và tiếng ồn.

“Họ thường xả nước thải ra hệ thống tưới tiêu gần nhà máy khiến cá chết nổi trên mương lúc triều cạn”, anh Phạm Văn Hường, thôn Cổ Phục, cung cấp thông tin. Sau khi dân phản ảnh tình trạng đó, nước thải trong nhà máy được hút rồi đổ ra sông Dong, cách nhà máy nước Kim Sơn thuộc xã Lê Thiện, huyện An Hải (Hải Phòng) khoảng cây số.

Nhà máy nước Kim Sơn lấy nước từ sông Dong xử lý thành nước sinh hoạt rồi cấp cho huyện Kim Thành (Hải Dương) và huyện An Hải (TP Hải Phòng).

“Nhà máy Thái Hưng cách khu dân cư chỉ chừng 6 m qua một bức tường. Chúng tôi gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng tỉnh nhưng, đến giờ, họ chưa có hướng giải quyết”, anh Nguyễn Văn Toàn, thôn Cổ Phục, trần tình. “Chạy thử còn thế. Sản xuất chính thức thì còn thế nào”, chị Nguyễn Hồng Luyến, thôn Cổ Phục, lo ngại.

Chính quyền và doanh nghiệp ý kiến ngược lại. Đây là nhà máy có công nghệ hiện đại, có trang bị hệ thống xử lý chất thải thuộc hàng tốt nhất.

Thứ nhất, do nguyên liệu không phải đi từ quặng sắt, vốn khá dồi dào ở Việt Nam, mà là từ sắt thép phế thải, nhà máy cắt hẳn công đoạn sơ chế từ quặng thành gang. Cắt công đoạn này là cắt một trong những công đoạn ô nhiễm nhất trong dây chuyền chế biến thép.

Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên gần trăm tuổi vẫn ô nhiễm nặng, dù được cải tiến rất nhiều so với trước, chủ yếu chỉ vì tồn tại công đoạn sơ chế, sản xuất gang từ quặng.

Nguyên liệu không phải đi từ quặng sắt mà là từ sắt thép phế thải, đã cắt một trong những công đoạn ô nhiễm nhất trong dây chuyền chế biến thép
Nguyên liệu không phải đi từ quặng sắt mà là từ sắt thép phế thải, đã cắt một trong những công đoạn ô nhiễm nhất trong dây chuyền chế biến thép. Ảnh: QD.

Thứ hai, với ông nghệ hồ quang, bộ phận sản xuất sử dụng nước rất nhiều nhưng tiêu hao nước lại ít. Cái lò luyện thép bằng hồ quang hiện đại nhất nhì châu Á cần không dưới 1.600 m3/giờ để làm mát hệ thống. Nhưng hầu như toàn bộ lượng nước này được hồi lưu để dùng lại. Một lượng nước bốc hơi trong quá trình làm mát và chỉ số nước này mới cần bổ sung, mỗi ngày 30-40m3, mua từ đường ống cấp nước sinh hoạt của thành phố Hải Phòng với giá 5.500 đồng/m3.

Theo TS. Vũ Đức Lợi, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, trong công nghệ sản xuất phô thép, tác nhân gây ô nhiễm là khí thải, đặc biệt là bụi. "Hệ thống lọc bụi của Nhà máy THái Hưng có tới 3120 túi lọc, công suất động cơ hút là 1350 KW. Nếu vận hành tốt, khả năng xử lý bụi là tương đối triệt để", TS Lợi nói.

Tóm lại, không thể có chuyện nước thải từ nhà máy làm cá chết trắng ao. Theo ông Nguyễn Duy Luân, Phó Giám đốc Nhà máy Thái Hưng, đấy chỉ là nước thải sinh hoạt của 220 công nhân sống và làm việc trong khuôn viên nhà máy.

Theo ông Lê Ngọc Sang, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Kim Thành, chỉ năm ngày sau khi Thái Hưng đi vào hoạt động thử, cơ quan chức năng tiến hành quan trắc ngay và thấy, trong số 26 chỉ số môi trường cho nước thải sinh hoạt, chỉ hai chỉ số cao hơn không bao nhiêu so với tiêu chuẩn cho phép (TCCP) là COD (nhu cầu ô xy hóa học) và coliform (loại vi khuẩn chỉ thị nhiễm phân người).

Vôi bột, gạch đá, liềm, và…

Dù đã xác định không phải nước thải công nghiệp độc hại và không phải cố tình đổ trộm, Công an huyện Kim Thành vẫn xử lý các lái xe và đơn vị vi phạm, phạt hành chính 24 triệu đồng. Tuy nhiên, hai chiếc xe tải hiện đại vẫn bị dân giữ, một số vẫn phản ứng quá khích.

Họ hè nhau lật đổ ô tô, lấy đi một số bộ phận trên xe. Một số còn ném chất bẩn vào cán bộ địa phương, thậm chí, đổ chất bẩn vào bể, giếng nước nhà bà Huyền, người chủ động xin nước thải bể phốt đổ xuống ruộng lúa nhà mình.

“Vi phạm thì đã xử lý. Tài sản của người ta phải trả chứ”, ông Nguyễn Văn Quế, Công an huyện Kim Thành, nói. Thế nhưng “xe vẫn bị giữ hai tháng nay. Ắc quy tháo, lốp xịt. Một xe bị đẩy xuống ruộng. Công an đến là người ta đánh trống bao vây”.

Sáng 7-9, Công an huyện Kim Thành tổ chức cưỡng chế giải tỏa hai ô tô này. Khoảng 100 người tập trung ngăn cản, ném vôi bột, gạch đá, dùng liềm tấn công lực lượng bảo vệ tham gia việc cẩu hai ô tô, làm bốn cán bộ và chiến sĩ công an bị thương.

Còn nữa

Đón xem kỳ 3:  Ống khói lạ nhất thế giới

Hai xe đổ chất thải được xác định là nước bể phốt. Người đàn bà ở địa phương đã thừa nhận là thủ phạm xin đổ nước thải xuống ruộng nhà mình. Những người đổ chất thải không đúng chỗ cũng bị phạt nặng. Vậy cớ sao dân vẫn không buông tha hai chiếc xe đó và một số có biểu hiện quyết liệt với chính quyền? 

MỚI - NÓNG
Chuối Việt Nam 'nhảy vọt’ ở Trung Quốc
Chuối Việt Nam 'nhảy vọt’ ở Trung Quốc
TPO - Xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2024 đạt hơn 7,2 tỷ USD - con số kỷ lục từ trước tới nay. Trong đó nhiều mặt hàng trái cây tăng trưởng 20-40%, đặc biệt chuối tươi chiếm tới 42% thị phần và vượt qua cả Philipine, Ecuado tại thị trường Trung Quốc.