Vinashin: Những chiêu ném tiền qua cửa sổ

Vinashin: Những chiêu ném tiền qua cửa sổ
TP - Nói đến những cách làm lạ lùng của Vinashin trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, người ta không khỏi giật mình khi biết rằng tại một tập đoàn kinh tế lớn như Vinashin lại có thể xảy ra những chuyện hài hước: “Thi công trước khi dự toán, thiết kế được duyệt”. Hay dư luận lâu nay vẫn nói nôm na là cách làm “tiền trảm hậu tấu”!

>> Rất nhiều bài học từ Vinashin
>> Cuộc chuyện với Chủ tịch Vinashin trước ngày bị bắt

Vinashin: Những chiêu ném tiền qua cửa sổ ảnh 1


Thi công trước, dự án duyệt sau

Câu chuyện thứ nhất xảy ra tại Tổng Cty CNTT Nam Triệu. Chủ tịch Tập đoàn Vinashin đã cho phép tổ chức thi công, đã nghiệm thu khối lượng hoàn thành các hạng mục thuộc công trình xây dựng Đà tàu 50.000 tấn số 1 với giá trị gói thầu trên 12 tỷ đồng từ năm 2006 nhưng đến năm 2008 gói thầu này vẫn chưa có thiết kế, dự toán được duyệt.

Tương tự, vào tháng 4-2007 Công ty CNTT Nha Trang khi thực hiện hạng mục san lấp mặt bằng thuộc dự án nâng cao năng lực sản xuất Nhà máy đóng tàu Cam Ranh đã ký hợp đồng thi công với giá tạm tính trên 43 tỷ đồng. Cty cũng đã tạm ứng cho đơn vị thị công trên 25 tỷ đồng (trên 50% giá trị hợp đồng). Và thật lạ lùng là 3 tháng sau (tháng 7-2007), tập đoàn Vinashin mới phê duyệt dự án đầu tư và tháng 12-2007 mới duyệt kế hoạch đấu thầu. Đến giữa năm 2008, Tập đoàn vẫn chưa phê duyệt dự toán, thiết kế, chưa có quyết định của Tập đoàn về cho phép thi công dự án.

Cũng tại Cty CNTT Nha Trang, tháng 5-2006 Cty ký hợp đồng thi công hạng mục xây dựng đà tàu 30.000 tấn với giá tạm tính 19 tỷ đồng. Tháng 1-2007 hạng mục được nghiệm thu khối lượng hoàn thành với giá trị 12 tỷ đồng. Thế nhưng, cũng tháng 1-2007, Tập đoàn Vinashin mới phê duyệt dự toán, thiết kế và tháng 2-2007 phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

Theo kế hoạch được duyệt, dù gói thầu đã thi công xong nhưng công ty vẫn tiến hành đấu thầu rộng rãi vào tháng 4-2007. Tất nhiên là đơn vị đã thi công hạng mục này cũng “may mắn” trúng thầu. Chỉ có điều trong hợp đồng ký với đơn vị thi công, các nội dung đã không đúng với kết quả đấu thầu.

Đáng lưu ý là tại Cty cổ phần CNTT Hoàng Anh có đến 5 gói thầu với tổng trị giá lên đến gần 80 tỷ đồng cũng được tiến hành theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”.

Ảnh: Nguồn Internet
Ảnh: Nguồn Internet.


Bát nháo giá thầu, bán thầu kiếm lợi

Không chỉ liều lĩnh trong việc chỉ định các gói thầu xây lắp, mua sắm thiết bị, việc chỉ định thầu, phê duyệt giá thầu và tổ chức đấu thầu nhiều trường hợp được kết luận là chưa đủ căn cứ, chưa đúng quy định.

Tại Cty CNTT Nha Trang từ năm 2005-2007 được Tập đoàn chỉ định thực hiện 15 gói thầu với giá dự toán 152 tỷ đồng. Theo hồ sơ năng lực thì Cty có 54 ô tô (12 và 15 tấn), 17 máy đào, 10 máy ủi, 5 xe tưới nước, 4 xe lu 16 tấn, 4 máy đầm 9 tấn, 5 máy trộn bê tông và nhiều máy móc thiết bị khác. Tuy nhiên thực tế thì năng lực của Cty này chỉ có: 2 ô tô 15 tấn, 3 xe lu, 1 xe con bán tải và 2 xe tải nhỏ. Đặc biệt dự toán của 15 gói thầu được lập tăng không đúng 19,9 tỷ đồng.

Đáng lưu ý tại Cty CNTT Cái Lân có đến 5 gói thầu “có vấn đề”. Trước hết là dự án Khu kinh tế Hải Hà. Tập đoàn Vinashin giao cho Cty TNHH 1 TV CNTT Cái Lân thực hiện. Công ty này sau đó giao cho Cty TNHH 1TV Cảng Hòn Gai Vinashin thực hiện với giá tạm tính 449 tỷ đồng. Sau đó 3 ngày, Cty Cảng Hòn Gai ký hợp đồng với 4 nhà thầu xây dựng tại Quảng Ninh, giao 4 nhà thầu thi công với giá tạm tính 29.700 đồng/m3, chênh lệch 6.300 đồng/m3 với giá trị 78 tỷ đồng.

Cũng tại Cty này đã có điều kỳ lạ, trong quá trình xét thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel cụm CNTT Cái Lân, Ban Quản lý dự án đã trình lên Tập đoàn Vinashin xin điều chỉnh tăng giá gói thầu từ 32,76 triệu đô la lên 36,06 triệu USD, đồng thời lại thương thảo với nhà thầu giảm từ 40 triệu USD xuống 36 triệu USD để nhà thầu Jacobsen trúng gói thầu này.

Tại Cty CNTT Dung Quất, đoàn thanh tra đã chỉ ra nhiều dấu hiệu bất thường. Chủ tịch Tập đoàn đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu và chỉ định thầu dựa trên giá trị xây lắp trong tổng mức đầu tư được duyệt (giá khái toán). Do xác định giá gói thầu theo giá khái toán nên dẫn đến tình trạng kết quả đấu thầu không không chính xác.

Cụ thể, tại gói thầu số 7 “Dây chuyền phun sơn tổng đoạn” giá gói thầu tạm tính được duyệt ngày 26-9-2006 là 10 tỷ đồng ( không có dự toán), đến ngày 15-11-2006 điều chỉnh lên 25 tỷ đồng và giá trúng thầu lên đến 21 tỷ đồng.

Qua cách làm như vậy, câu hỏi đặt ra là không biết trình độ lập dự toán, phê duyệt dự toán của Tập đoàn Vinashin “yếu kém” hay đây là sự bắt tay ngầm nào đó. Hơn thế, với những gói thầu chỉ định lên đến hàng ngàn tỷ đồng thì sao?

Dự án chậm, đội giá cả trăm tỷ đồng

Dự án đóng tàu chở dầu 13.500 tấn của Cty Vận tải Viễn Dương thuê Tổng Cty CNTT Bạch Đằng đóng đã bị chậm trên 400 ngày. Hậu quả là dự án đội thêm trên 25 tỷ đồng tiền lãi vay.

Đứng đầu danh sách đơn vị bị thiệt hại do dự án chậm là Cty TNHH 1TV CNTT Cái Lân với số tiền lên đến trên 90 tỷ đồng. Số là khi thực hiện dự án nhà máy cán nóng tấm 500.000 tấn/năm, Cty đã nhập gói thiết bị dây chuyền chính của nhà máy với tổng giá trị trên 705 tỷ đồng. Thiết bị đã bắt đầu về từ tháng 4-2005 đến tháng 8-2006 thế nhưng đến tháng 3-2008 chúng vẫn bị “đắp chiếu” vì chưa thể lắp đặt được. Sự chậm trễ này đã làm tăng chi phí lưu kho lên 8,1 tỷ đồng và ngốn thêm 82 tỷ đồng chi phí lãi vay so với dự toán.

Tại Cty TNHH 1TV CNTT Dung Quất xảy ra tình trạng khá khôi hài. Việc mở rộng hạng mục Ụ khô số 2 thêm 140m đã trùng với vị trí đất tập kết của Ụ khô số 1. Điều này đã làm tăng chi phí đào và vận chuyển đất lên 9 tỷ đồng .

Hay như, cũng tại Cty này việc đổi nhà thầu giữa chừng gói thầu đào đất Ụ khô số 1 cũng làm đội thêm chi phí 6 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, dự toán tính toán thiếu khối lượng đào đất khi thi công ụ số 1 để san lấp mặt bằng và không tính luân chuyển các công việc như cọc cừ, ván khuôn đã làm tăng chi phí đầu tư lên đến 297 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế hàng Việt 46%: Cần chiến lược đa chiều, đối thoại bền bỉ

Mỹ công bố áp thuế hàng Việt 46%: Cần chiến lược đa chiều, đối thoại bền bỉ

TPO - Con đường phía trước cần tới cách tiếp cận chiến lược đa chiều, gồm đối thoại bền bỉ và khéo léo, đa dạng hóa nhanh chóng các thị trường xuất khẩu, tiếp tục củng cố nền kinh tế nội địa, phát huy khả năng phục hồi mang ý nghĩa chiến lược mà Việt Nam đã thể hiện trong những giai đoạn khó khăn trước đây.
Bộ trưởng Công Thương thăm, làm việc tại một doanh nghiệp may. Ảnh: Nguyễn Bằng

Cần xem lại vai trò của doanh nghiệp FDI

TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong, một cựu quan chức ngành Công Thương cho biết, nhìn vào chênh lệch thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ trong 3 năm qua có thể dễ dàng nhận thấy các mặt hàng xuất khẩu chính đóng góp vào cán cân thương mại của Việt Nam hiện chủ yếu nằm ở trong tay các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
Xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng. Ảnh: Nguyễn Bằng

Doanh nghiệp ảnh hưởng nặng theo chuỗi cung ứng

TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong, giám đốc một doanh nghiệp dệt may lớn ở Hưng Yên cho rằng, việc áp thuế đối ứng 46% của Hoà Kỳ sẽ tạo tác động dây chuyền rất lớn với các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là với ngành dệt may và giày dép do Hoa Kỳ hiện đang chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giá ớt tăng cao chưa từng thấy

Giá ớt tăng cao chưa từng thấy

TPO - Giá ớt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi liên tục tăng, hiện có giá từ 70.000 - 75.000 đồng/kg, cao kỷ lục từ trước đến nay và gấp 10 lần so với năm ngoái (7.000 đồng/kg). Theo các thương lái, nguyên nhân giá ớt tăng cao là do nhu cầu tiêu thụ mạnh từ thị trường Trung Quốc. 
1 tuần Mỹ công bố áp thuế, Việt Nam ‘phản ứng nhanh’ thế nào?

1 tuần Mỹ công bố áp thuế, Việt Nam ‘phản ứng nhanh’ thế nào?

TPO - Sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo lập ngay tổ "phản ứng nhanh", chủ trì nhiều cuộc họp đánh giá tác động và bàn giải pháp thích ứng. Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đang đàm phán tại Mỹ.