> Hạ chỉ tiêu SEA Games: U23 VN chỉ cần vào chung kết
> 'Tướng' Phúc không nhận chỉ tiêu vô địch SEA Games
Đội tuyển miền Nam vô địch SEAP Games 1959 . |
Để chuẩn bị tham dự SEAP Games 1 tại Thái Lan này, tuyển miền Nam Việt Nam có trận đấu giao hữu với tuyển Nhật Bản ngay tại Sài Gòn. Trận đó, tuyển miền Nam Việt Nam thắng 3-0.
Chuyện kể rằng, trong tiệc chiêu đãi vào tối cùng ngày, đại sứ Nhật Bản tại Sài Gòn ngày ấy đã tặng Tổng cục Túc cầu miền Nam một đôi giày nhỏ và ví von rằng: “Bóng đá Nhật Bản nhỏ bé như đôi giày này và mong rằng sẽ có ngày được sánh vai cùng bóng đá VN...”!
Lúc đó, thành phần đội tuyển đi SEAP Games 1 tại Thái Lan chỉ gồm 18 người: Huấn luyện viên Nguyễn Huỳnh Phước, hai thủ môn Phạm Văn Rạng, Trần Văn Ðực II, hậu vệ Lê Văn Tỷ, Nguyễn Văn Cụt, Nguyễn Văn Còn, Nguyễn Ngọc Thanh, trung vệ Phạm Văn Hiếu, tiếp ứng Lâm Văn Bôn, Lê Văn Hồ (Myo), Ðỗ Thới Vinh, Nguyễn Văn Nhung, tiền đạo Trần Bá Tỷ, Lý Văn Rỏn, Đỗ Quang Thách, mũi tên vàng Nguyễn Văn Tư và trung phong Hà Tam (tự Há). Đội tuyển VN vào chung kết hạ đội Thái Lan 3-1 trên đất Thái và được chính tay Thái tử Thái Lan trao chiếc cúp vàng tại sân vận động.
Hồi đó, trong đội hình có tiền đạo trái chỉ cao 1m60 Nguyễn Văn Tư nhưng rắn đanh và nhanh nhẹn, với biệt danh “Mũi tên vàng”. Biệt danh này bắt đầu xuất hiện từ năm 1957 tại giải Vô địch châu Á diễn ra ở Malaysia, sau khi khán giả Thủ đô Kuala Lumpur được chứng kiến những pha đột phá như vũ bão và những cú sút chân trái “thần sầu” làm rung chuyển khung thành đối thủ. Khi đó, báo chí Malaysia đã ca ngợi tài năng của Nguyễn Văn Tư và phong danh hiệu “Mũi tên vàng”.
Nhưng oanh liệt nhất là thủ môn Phạm Văn Rạng. Khi còn sinh thời, ông được xem như là huyền thoại của làng túc cầu miền Nam Việt Nam, được báo chí đánh giá là thủ môn hay nhất Việt Nam tính từ khi môn bóng tròn mới du nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ trước cho đến ngày hôm nay. Ông từng được tạp chí thể thao hàng đầu của Pháp là tờ France Football vinh danh là thủ môn số 1 của nền bóng đá Châu Á.
Hồi đó, tuyển miền Nam đã có những trận thắng như thắng tuyển Israel 2-0 ở lượt về vòng loại Olympic thế giới năm 1963 ngay tại thủ đô Tel Aviv là trận thắng oanh liệt nhất. Chỉ 15 phút đầu của trận lượt về, hai tiền đạo Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Văn Ngôn đã ghi được hai bàn thắng bằng cú xỉa mũi giày cận thành và một quả sút phạt trực tiếp từ 40m.
Nhờ những thành tích trên, nên đội tuyển bóng đá miền Nam đã có 4 cầu thủ là: Thủ môn Phạm Văn Rạng và 3 cầu thủ Nguyễn Ngọc Thanh, Đỗ Thới Vinh, Nguyễn Văn Ngôn được tập trung vào đội tuyển châu Á thời bấy giờ, do “Thiết túc cầu đại vương” Hồng Kông là Lý Huệ Đường làm huấn luyện viên và Peter Velappan (người Malaysia, đương kim tổng thư ký AFC) làm phụ tá. Đội tuyển này đã từng quật ngã CLB Chelsea (Anh) 2-1.
Dương Văn Thà, một cầu thủ lừng danh là “thần mã” của đội tuyển miền Nam từ 1967-1974, sau này chơi cho Cảng Sài Gòn cho biết trước năm 1975 là thời kỳ cực thịnh của bóng tròn miền Nam qua nghệ thuật nhồi bóng cùng với tinh thần kỷ luật, tự giác và sự luyện tập .
Còn Lê Văn Tâm (cha của HLV Lê Huỳnh Đức) thì nhắc lại trận đấu giữa tuyển miền Nam VN và Hàn Quốc trong giải King’s Cup ở Thái Lan năm 1970 mà đội tuyển miền Nam VN thắng 1-0 qua cú sút phạt của Võ Thành Sơn và Lê Văn Tâm đánh đầu vào lưới.
Thế mà đã 54 năm qua rồi, đội bóng đá của VN và đội U23 bây giờ, cứ mỗi lần đến giải SEA Games là Liên đoàn bóng đá Việt Nam lại đặt chỉ tiêu HCV. Vàng đâu chả thấy mà chỉ thấy đội tuyển càng ngày càng sa sút.
Hai lần U23 VN có hy vọng HCV lớn nhất là lần tổ chức SEA Games 22 năm 2003 trên sân nhà và SEA Games 25 năm 2009 tại Lào mà cả 3 điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều không được U23 VN tận dụng. |
Hai lần U23 VN có hy vọng HCV lớn nhất là lần tổ chức SEA Games 22 năm 2003 trên sân nhà và SEA Games 25 năm 2009 tại Lào mà cả 3 điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều không được U23 VN tận dụng.
Trong khi đó những đội tuyển như Hàn Quốc, Nhật Bản bây giờ chẳng những vang danh tại Á châu mà còn “nổi đình nổi đám” tại các kỳ Thế vận hội hay World Cup.
Cách đây 2 năm, khi VFF giao chỉ tiêu đưa ĐT U23 Việt Nam vào tới chung kết SEA Games 2011, HLV Henrique Calisto đã đột ngột chia tay ĐT Việt Nam vì thừa biết rằng đây là một nhiệm vụ cực khó, nhất là trong bối cảnh sân cỏ nội địa ngày càng ít tài năng trẻ.
U 23 Việt Nam thất bại tại SEA Games 25. Ảnh: T.Vũ. |
Kết quả người kế nhiệm ông Calisto là HLV Falko Goetz đã thất bại nặng nề ở SEA Games 2011 và phải trả giá bằng quyết định sa thải từ phía VFF, cho dù ông Goetz là HLV ngoại sở hữu bằng cấp hoành tráng nhất từng tới Việt Nam làm việc.
Sau những gì đã diễn ra ở các kỳ SEA Games gần đây nhất, có thể nhận thấy rằng để vào được bán kết SEA Games 27 trên đất Myanmar cũng sẽ là một nhiệm vụ không đơn giản với ĐT U23 Việt Nam.
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua rồi. Những cầu thủ đoạt được chức vô địch hồi đó bây giờ đã qua đời gần hết mà đội tuyển bóng đá VN vẫn chưa một lần đoạt chức vô địch SEA Games!
Cách đây 2 năm, khi VFF giao chỉ tiêu đưa ĐT U23 Việt Nam vào tới chung kết SEA Games 2011, HLV Henrique Calisto đã đột ngột chia tay ĐT Việt Nam vì thừa biết rằng đây là một nhiệm vụ cực khó, nhất là trong bối cảnh sân cỏ nội địa ngày càng ít tài năng trẻ. Kết quả người kế nhiệm ông Calisto là HLV Falko Goetz đã thất bại nặng nề ở SEA Games 2011 và phải trả giá bằng quyết định sa thải từ phía VFF, cho dù ông Goetz là HLV ngoại sở hữu bằng cấp hoành tráng nhất từng tới Việt Nam làm việc. |