Sự thật về tình yêu

Sự thật về tình yêu
TP - Tình yêu cũng giống như với miếng bơ. Sản phẩm sẽ tươi lâu trong điều kiện thời tiết hơi lạnh. Dưới đây là cuộc trò chuyện thú vị về tình yêu với GS Bogdan Wojciszke - chuyên gia Tâm lý học Xã hội.

> Tình yêu, thuốc giảm đau tuyệt vời!

+ Sự thật có đúng tình yêu mù quáng?

- Đúng. Bởi sự thực không ai xứng với sự ngưỡng mộ, mà đối tác dành cho bản thân trong giai đoạn đầu si tình. Ảo giác đó là giả dối, song cần thiết, để có thể yêu tiếp tục.

Sự thật về tình yêu ảnh 1

+ Nghe nói, tình yêu bổ sung sự minh mẫn cho phái đẹp trong khi lại lấy đi của phái mày râu?

- Theo tôi tình yêu lấy đi sự minh mẫn của cả hai, ít nhất trong giai đoạn đầu. Cho dù…phụ nữ mất nhiều hơn, bởi họ phải mạo hiểm với khả năng có thể bị “to bụng” ngoài mong muốn; nhìn chung đàn ông yêu nhanh hơn và khao khát “chuyện ấy” nhanh hơn. Tuy nhiên chính phụ nữ là đối tượng quyết định, liệu có thể đi đến “chuyện ấy” và khi nào. Khi người ta nghiên cứu, đối tượng si tình nhanh chóng mong muốn “hòa nhập” thế nào và thời gian đi đến kết cục như vậy, thực tế cho thấy: mong muốn của người đẹp gần như trùng lặp với những gì đã xảy ra. Nói cách khác – phái mạnh càng khao khát, phái đẹp càng quyết tâm.

+ Giáo sư có cho rằng, phụ nữ chính là đối tượng chủ động tìm “nửa thứ hai” ?

- Tôi nghĩ như vậy. Vả lại ngay cha đẻ Học thuyết Tiến hóa, nhà bác học Darwin đã nhận ra rằng, sự lựa chọn của phụ nữ mang ý nghĩa quyết định và phụ nữ đòi hỏi cao hơn trong lựa chọn đối tác. Tìm kiếm cơ hội người đẹp “mềm lòng” và giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với tình địch là vai trò của đấng mày râu. Nhìn chung đàn ông không đòi hỏi quá cao, cả trong “các cuộc tình trăng gió”, cũng như mối tình nghiêm túc.

+ Thiên hạ nói, không thể đoán trước, tình yêu đến từ đâu…

- Bởi nó vốn là hiện tượng bí hiểm đến mức, thực chất không có cách gì tiên đoán, chúng ta sẽ “phải lòng” ai. Nhiều chứng cứ chỉ ra rằng, sự lựa chọn nhân vật, mà chúng ta si tình và gắn bó giống như số phận.

+ Nghe phát hoảng!

- Có gì đáng sợ hơn, khi chúng ta có thể biết trước, bản thân sẽ yêu ai? Trong khi sự lựa chọn đối tác không bị chi phối bởi những nguyên lý đã được dự báo, còn số phận đảm bảo cho chúng ta hỗn hợp gien di truyền tối ưu và những đứa con khỏe mạnh.

Sự thật về tình yêu ảnh 2

+ Cái gọi là “quy luật bù trừ”, tức yếu tố trái nghịch có đóng vai trò nào đó trong “duyên số”?

- Không có chứng cứ nào khẳng định điều đó. Yếu tố tương đồng cũng không phát huy tác dụng, trừ khía cạnh dân số xã hội, tức sự tương đồng về giai cấp, trình độ học vấn và văn hóa. Tình yêu vốn rất linh hoạt. Những gì ta say đắm ở đối tác lúc mới quen biết, có thể về sau trở thành nhàm chán.

+ Có nghĩa, tình nhân lý tưởng cần phải bí hiểm, là “câu hỏi khó tìm đáp án” và nhân vật không thể tiên đoán?

- Mỗi giai đoạn trong mối quan hệ có nhu cầu khác. Khởi đầu chúng ta quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh hấp dẫn và quyến rũ của đối tác, sau đó quan trọng hơn là sự đằm thắm và gần gũi. Sự nhàm chán, tẻ nhạt và thiếu yếu tố mang tính bùng nổ là kẻ thù rình rập, phá phách sự bền vững của hôn nhân, chính vì thế các cặp đối xử với nhau như tình bạn thường có cuộc sống dễ chịu hơn. Mối quan hệ của những đôi thường xuyên cùng nhau thực hiện những việc làm mang tính “bùng nổ” như thăm viếng và tổ chức tiếp đãi người thân, bạn bè, đi du lịch…vẫn bền vững hơn những cặp ít khi cùng nhau làm việc gì.

+ Như vậy có thể cần tổ chức ngày Valentine (lễ Tình yêu)? Tối thiểu mỗi năm một lần mọi người khẳng định với nhau tình cảm của mình…

- Chắc chắn cần thiết, cho dù điều đó hơi khiên cưỡng, bởi nó làm chúng ta liên tưởng đến ngày 8/03. Song những dịp như thế hàm chứa khá nhiều ý nghĩa, bởi nó khuyến khích mọi người bày tỏ tình yêu. Và mỗi tình cảm tự thân làm được nhiều hơn bản thân hành động bày tỏ.

+ Giáo sư có nhận thấy thực tế: Với không ít người, khi đã yêu, tất cả mọi thứ khác đều có thể trở thành vô nghĩa?

- Chắc chắn là như vậy! Những nghiên cứu hoạt động của não bộ cho thấy: chỉ riêng việc ngắm chân dung người yêu dấu đã dẫn đến hiện tượng suy giảm hoạt động của những địa bàn não bộ chịu trách nhiệm suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra không thể có tình yêu thiếu yếu tố lý tưởng hóa đối tác.

+ Cũng như không có tình yêu thiếu ghen tuông?

- Nói như vậy là sai. Chính xác hơn, ghen tuông là biểu hiện của trạng thái nghi ngờ bản thân kém hấp dẫn đối với đối tác. Cũng là phản ứng với mối đe dọa tình yêu đổ vỡ. Không ai ghen – khi cảm thấy bản thân hấp dẫn và quyến rũ.

+ Có phải giữa tình yêu và hận thù chỉ cách nhau một bước chân?

- Đó là sự thật. Tình cảm không mang tính logic, tình cảm bị nguyên lý liên tưởng chi phối. Vừa khen ai đó là người thông minh, lát sau đã chê đần độn. Tương tự, buổi sáng căm thù ai đó; buổi chiều – đã thành “nửa thứ hai” và ở đây không có gì mâu thuẫn, khi biết rằng, tình cảm vốn “làm tổ” ở những tiểu tiết riêng biệt. Càng gắn bó lâu dài với ai đó, càng nhiều “tiểu tiết” và đối tác càng được liên tưởng cả với những tình cảm tích cực cũng như tiêu cực.

+ Liệu tình yêu có tha thứ tất cả?

- Đến thời gian nhất định. Trong tình yêu năng lực khoan dung đặc biệt cần thiết. Con người hài lòng hơn từ mối quan hệ, khi họ có khả năng tha thứ, tuy nhiên không nên có nhiều cơ hội để tha thứ. Ở giai đoạn đầu tình yêu có thể tha thứ tất cả, song về lâu dài có thể khó hơn. Thời điểm, khi người trong cuộc bắt đầu suy tính thiệt-hơn, là tín hiệu bất ổn trong mối quan hệ.

+ Tín hiệu đó còn nói lên điều gì?

- Biết rõ, điều gì có thể mang lại thú vị cho đối tác, song nhất định không làm, bởi bản thân không muốn, đối tác được toại nguyện.

+ Hãy mua con chó. Đó là con đường duy nhất khả dĩ giành được tình yêu bằng tiền bạc…

- Nhà tôi nuôi chó và tôi biết, chó thực sự bao giờ cũng mừng rỡ, khi chủ về nhà. Nói nghiêm túc, tất nhiên không thể mua được tình yêu, song điều đó không có nghĩa, tiền bạc không có gì liên quan với tính yêu. Chúng ta không nói về những phi vụ buôn bán, song đấng mày râu sẽ khó có tình yêu chỉ với hai bàn tay trắng. Đối với người phụ nữ, đó là tín hiệu: khi còn trẻ không có tiền và không phấn đấu, sẽ không hy vọng sẽ quan tâm đến gia đình.

Sự thật về tình yêu ảnh 3

+ Theo giáo sư, không được phép làm điều gì trong tính yêu?

- Thái độ thờ ơ, coi thường đối tác và nhu cầu của đối tác. Không được phép phát ngôn và làm những việc xúc phạm. Tuy nhiên thực tế gần như mọi người đều phạm phải sai lầm này, chủ yếu vì lý do thiếu khả năng làm chủ bản thân. Điều đó thật ngu ngốc, bởi chúng ta không ý thứ được rằng, một việc xấu trong tình yêu có sức mạnh lớn hơn nhiều một việc tốt. Vậy nên nhất thiết phải cắn lưỡi vài ba lần – trước khi phát ngôn hoặc làm việc gì đó thiếu thiện chí với “nửa thứ hai”.

+ Tình yêu là trận đấu, bại trận là người đầu tiên lên tiếng “anh(em) yêu em(anh)”.

- Một số người coi tình yêu như một trận đấu. Khi ấy kẻ si tình ít hơn (tức tỉnh táo hơn) sẽ sở hữu quyền lực lớn hơn. Liệu như vậy có phải là tình yêu? Tôi không tin. Mặt khác – tình yêu có nhiều tên gọi.

+ Có người cho rằng, với tình yêu cũng giống như với cục bơ. Sản phẩm sẽ tươi lâu trong điều kiện thời tiết hơi lạnh.

- Tôi thừa nhận sự thật đáng kể trong cách so sánh như vậy, bởi sự vuốt ve thái quá chính là một trong những cách thức hủy diệt tình yêu hiệu quả nhất. Một trong số bạn thân của tôi khẳng định, ông có bà vợ luôn gây bất ngờ, ông không thể biết, chuyện gì sẽ xảy ra với mình và điều đó khiến ông hứng thú. Đã 40 năm. Tôi không nghĩ, đó là chiến lược sống có ý thức của phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ thường cư xử theo những cách không thể tiên đoán nhiều hơn so với nam giới. Có thể đó là cuộc chơi hoàn toàn vô thức nhằm tạo hưng phấn và chắc chắn thường mang lại hiệu quả.

+ Liệu tình yêu có giống cục xà phòng – càng sử dụng nhiều, càng nhanh hết?

- Có thể khó tin, song càng làm nhiều việc tốt cho nửa thứ hai và thời gian càng dài, nỗ lực càng bị coi thường. Trao thưởng thường xuyên sẽ thành nhàm chán và mất giá trị. Người đẹp nở từng khúc ruột, khi lần đầu nghe lời chồng khen “Hôm nay em xinh hơn mộng!”, song sẽ thấy nhàm tai – nếu nghe liên tục suốt hai năm và chắc chắn bực mình – liên tục suốt mười năm. Mặt khác, tai họa của hôn nhân lâu năm lại chính là thực tế: càng sống bên nhau nhiều, chúng ta càng mất dần khả năng mang lại những bất ngờ thú vị cho nhau. Cho dù năng lực gây thất vọng không hề suy giảm.

+ Có người nói, cần một phút – để quan tâm đến ai đó; cần một giờ - để nhận xét, đánh giá và cần một ngày – để có thể yêu mến; song để quên nhân vật đó – phải cần cả đời….

- Để mến hoặc căm thù ai đó, chỉ cần một phần tư giây. Chúng ta dễ nhớ hơn những sự kiện bi thảm so với sự kiện vui vẻ. Đặc biệt khó xóa vết thương tinh thần, bởi thay vì suy ngẫm và tự lý giải, chúng ta không muốn nghĩ về nó.

+ Có phải mối tình đầu bao giờ cũng đẹp nhất?

- Đó chỉ là ảo tưởng. Mối tình đầu thường không trọn vẹn, vậy nên có thể xếp vào dạng tình cảm ngộ nhận. Con người thường ao ước quay lại mối tình đầu với hy vọng sẽ hạnh phúc hơn. Tôi nghi ngờ tính hiện thực của khả năng như vậy.

Sự thật về tình yêu ảnh 4

+ Nói: “chấm hết!” không khó. Không dễ thôi yêu. Tại sao?

- Bởi cùng với thời gian đối tác trở thành bộ phận cấu thành của chúng ta, vậy nên chúng ta sẽ bị xé mất một phần của chính mình - cùng với chấm dứt yêu. Ngoài ra phần lớn cuộc đời chúng ta là những thói quen, nhờ chúng mọi người tránh liên tục làm những việc vụn vặt, thay vào đó là những gì tạo nên cuộc sống. Một nửa những thói quen của chúng ta sẽ trở thành vô dụng – sau ngày hai người chia tay. Chúng ta sẽ bắt đầu phải nghĩ về mọi việc, bởi sự biến mất “nửa thứ hai” đã làm đảo lộ cuộc sống – giống như ai đó lấy mất của ta bộ phận tự điều khiển. Và sẽ phải đau khổ, cho đến khi chưa sắp đặt thế giới theo “trật tự” mới.

+ “Đã hết, cho hết luôn!” là lời khuyên được nghe nhiều nhất sau chia ly…

- Điều đó phụ thuộc nhiều vào con người cụ thể và thực tế chia ly kiểu gì. Là lời khuyên tốt với trường hợp ly hôn. Tuy nhiên sẽ rất khó tận dụng lời khuyên đó – nếu đối tác qua đời vì lý do nào đó.

Vấn đề đơn giản hơn với người có quan điểm tiêu dùng đối với tình yêu – hiện tượng khá phổ biến thời nay. Đối tác có nhiệm vụ cung cấp cho ta cảm giác thú vị như nước giải phát Pepsi hoặc Cola. Loại thứ nhất nhàm chán hoặc lỗi mốt, sẽ chuyển sang loại thứ hai. Chuyện tương tự có thể xảy ra trong mối quan hệ hôn nhân. Trong nền văn hóa thời nay không ít người quyết định hôn nhân vì hạnh phúc cá nhân và cũng từ bỏ vì cùng lý do. Mọt khi thực sự muốn gắn bó lâu dài với ai đó, nhất thiết phải thay đổi nguyên tắc sống. Thực chất là trở về với nguyên tắc xưa cũ, theo đó hôn nhân là liên minh gia đình.

+ Giáo sư có cho rằng, thậm chí chết vì yêu vẫn hơn sống không yêu ai?

- Tôi tin như vậy. Tình yêu là trải nghiệm hết sức quan trọng, bởi thiếu tình yêu chúng ta sẽ trống rỗng về tình cảm. Với tình cảm cũng giống như với tội lỗi: thà rằng mắc tội và sám hối còn tốt hơn phải tiếc nuối vì không mắc tội.

Theo Thu Vinh
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG