Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư tái phát và di căn?

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư tái phát và di căn?
TP - Có rất nhiều bệnh nhân ung thư sau khi điều trị thì phát hiện tái phát di căn, một trong những nguyên nhân là do trong quá trình điều trị không khống chế được những tế bào ung thư tản mạn, dẫn tới sót lại tế bào ung thư, và chúng tiếp tục tăng sinh phát triển trong cơ thể, và tái phát ở một mức độ nhất định.

> Thực phẩm giúp phụ nữ phòng chống ung thư vú
> Rau củ mùa thu giúp chống ung thư
> Bí quyết ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Đồng thời có rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị thì do chủ quan không tiếp tục dùng các phương pháp điều trị hỗ trợ và kiểm tra định kì, tới khi khối u tái phát, di căn thì đã qua mất cơ hội điều trị tốt nhất, rất nhiều bệnh nhân ung thư mắc phải điều này, và đó cũng là nguyên nhân gây tái phát, di căn thậm chí dẫn tới tử vong.

Để nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tử vong, phòng chống tái phát và di căn cần cả một quá trình. Vậy thì, làm thế nào mới có thể phòng chống tốt tái phát và di căn?

Giáo sư Bành Hiểu Xích, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Ung Bướu Hiện Đại Quảng Châu cho biết, những phương pháp điều trị ung thư truyền thống như phẫu thuật, xạ - hóa trị chỉ là những phương pháp đơn nhất, không thể ngăn ngừa những tế bào ung thư tàn dư và di căn, do đó bệnh tình không thể được khống chế hiệu quả và lý tưởng.

Can thiệp mạch cục bộ là kĩ thuật điều trị xâm nhập tối thiểu mới thông qua sự hướng dẫn của các thiết bị hình ảnh, có thể thuyên tắc động mạch chủ cung cấp nguồn máu cho khối u, và tiêm thuốc kháng u cho nhiều loại u ở các bộ phận trên cơ thể.

Điều trị can thiệp mạch cục bộ không những có thể nâng cao nồng độ thuốc tại nơi điều trị cục bộ mà còn nâng cao hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư, thông qua việc thuyên tắc động mạch chủ cũng sẽ cắt đứt nguồn dinh dưỡng của khối u, khiến khối u bị “cách ly" với thế giới bên ngoài, ngăn ngừa di căn từ những tế bào ung thư còn sót lại, bằng cách “Bỏ đói” khối u.

Nên, có thể nói điều trị can thiệp mạch là phương pháp hiệu quả giúp bệnh nhân ung thư phòng chống tái phát và di căn.

Một trong những trường hợp điều trị thành công là bệnh nhân NaHa, nữ, 66 tuổi, tới từ Bangladesh, 5 năm trước tại bệnh viện địa phương bà được chẩn đoán mắc ung thư túi mật, đã tiến hành phẫu thuật.

1 năm trước khi bị đau phía bụng phải, bà đi kiểm tra tại bệnh viện thì phát hiện mắc ung thư di căn biệt hóa thấp, sau đó, bà được gia đình đưa sang Singapore kiểm tra PET - CT, bác sĩ kết luận bà mắc ung thư túi mật di căn gan.

Tại Bangladesh, bác sĩ chỉ định cho bà hóa trị, nhưng sau hóa trị nhiều lần thì khối u không nhỏ đi mà tác dụng phụ của hóa chất lại lớn khiến bà NaHa không thể tiếp tục chịu đựng.

Tới tháng 6-2012 , bà tới Bệnh viện Ung Bướu Hiện Đại Quảng Châu điều trị, tại đây sau khi kiểm tra, bác sĩ kết luận bà mắc ung thư túi mật di căn gan, di căn hạch thượng đòn.

Dựa vào tình trạng bệnh của bà, giáo sư Bành Hiểu Xích đã hội chẩn cùng đội ngũ chuyên gia, đưa ra phác đồ điều trị bằng kĩ thuật can thiệp mạch cục bộ , kết hợp miễn dịch sinh học và cấy hạt phóng xạ.

Sau hai lần điều trị, bệnh tình của bà NaHa đã được khống chế, nay tinh thần và sức khỏe đều khá ổn định.

Theo giáo sư Bành, khác với hóa chất toàn thân, điều trị can thiệp mạch cục bộ không gây tổn thương cơ thể, hạt phóng xạ và miễn dịch sinh học là những kĩ thuật thâm nhập tối thiểu kết hợp lại với nhau giúp đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Điều trị can thiệp mạch cục bộ có ưu điểm là trúng đích, chính xác, hiệu quả điều trị tốt, và ít tác dụng phụ, và nó đã trở thành lựa chọn hàng đầu để điều trị của rất nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn.

Để tìm hiểu thêm về phương pháp mới trong điều trị ung thư, xin liên hệ tới văn phòng đại diện Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu tại Hà Nội theo số điện thoại: 04.3734.5566. Hotline: 04.2233.6666. Địa chỉ: P303 tòa nhà văn phòng Melia, 44B, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hoặc truy cập website: www.asiancancer.com

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG