> Philippines vận hành tàu chiến lớn nhất
Tham luận nhấn mạnh an ninh biển đang nổi lên là một trong những thách thức mang tính toàn cầu đáng lo ngại trong thế kỷ 21, bởi nó liên quan quyền chủ quyền, quyền tài phán và chủ quyền biển.
Các bất đồng, tranh chấp liên quan an ninh biển, trong đó có Biển Đông, gây ra những ảnh hưởng toàn diện về chính trị, kinh tế, chiến lược, địa chính trị và cả văn hóa, đòi hỏi giải quyết phải có sự hợp tác và thiện chí hợp tác ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Liên quan vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, các đại biểu tham dự JIDD II đã chia sẻ quan điểm với trình bày của Thiếu tướng Nguyễn Đình Chiến, cho rằng đây là khu vực rất quan trọng về giao thông biển, cần được đảm bảo tự do và an ninh hàng hải, và giải quyết thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở tôn trọng Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS 1982).
Các đại biểu tham dự diễn đàn cũng đánh giá cao các giải pháp cơ bản cho vấn đề Biển Đông của đoàn Việt Nam, trên cơ sở coi tranh chấp tại đây là thách thức song cũng là cơ hội cho hợp tác, nhất là cần tuân thủ nghiêm chỉnh và thực hiện đầy đủ UNCLOS 1982; tăng cường đối thoại và xây dựng lòng tin trên cơ sở Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); tăng cường hợp tác giữa quân đội các nước, củng cố các cơ chế đối thoại như Diễn đàn ASEAN (ARF), Diễn đàn Đông Á (EAS), Đối thoại Shangrila, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM mở rộng (ADMM +).
Diễn đàn năm nay do Bộ Quốc phòng Indonesia và Đại học Quốc phòng Indonesia tổ chức, tập trung trao đổi về các vấn đề như quan điểm quốc gia và khu vực về những hoạt động quân sự khác ngoài chiến tranh (MOOTW); quan điểm quốc gia, khu vực và toàn cầu về mối đe dọa an ninh phi truyền thống liên quan MOOTW...