Putin không đối thủ

Bộ đôi quyền lực nước Nga Putin-Medvedev được dự đoán sẽ hoán đổi vị trí sau cuộc bầu cử tổng thống sắp tới
Bộ đôi quyền lực nước Nga Putin-Medvedev được dự đoán sẽ hoán đổi vị trí sau cuộc bầu cử tổng thống sắp tới
TP - Chính trường Nga đang hết sức sôi động trước ngưỡng cửa hai cuộc bầu cử quan trọng nhất: Bầu cử Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) ngày 4- 12 tới và bầu cử Tổng thống ngày 4-3-2012.

> Ông Medvedev và Putin có thể không tranh cử tổng thống
> Tổng thống Nga ám chỉ không tái tranh cử

Bộ đôi quyền lực nước Nga Putin-Medvedev được dự đoán sẽ hoán đổi vị trí sau cuộc bầu cử tổng thống sắp tới
Bộ đôi quyền lực nước Nga Putin-Medvedev được dự đoán sẽ hoán đổi vị trí sau cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

Đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất thụt lùi

Ngày 25 - 11, các Hãng nghiên cứu dư luận xã hội Nga đã đồng loạt công bố kết quả những cuộc thăm dò dư luận mới nhất của mình về chỉ số tín nhiệm của các chính đảng tham gia bầu cử. Đây cũng có thể coi là những cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trước bầu cử bởi vì theo luật pháp Nga, từ ngày 29- 11 sẽ cấm công bố kết quả mọi cuộc thăm dò dư luận.

Kết quả những cuộc thăm dò dư luận mới được công bố cho thấy tương quan lực lượng giữa các chính đảng ở Nga vào thời điểm hiện nay. Đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất của Thủ tướng Putin tuy vẫn dẫn đầu nhưng có thể sẽ mất đa số ghế.

Theo kết quả thăm dò dư luận của Hãng Levanda-centr, đảng Nước Nga thống nhất có thể giành được 53% số phiếu (253 ghế), bỏ khá xa tất cả các chính đảng khác. Chẳng hạn, Đảng Cộng sản Nga có thể giành được 20% số phiếu (94 ghế), đảng Tự do Dân chủ Nga - 12% số phiếu (59 ghế) và đảng Nước Nga chính nghĩa - 9% số phiếu (44 ghế).

Như vậy, 4 chính đảng nói trên có thể vượt qua ngưỡng 5% mà luật bầu cử quy định để bước vào Duma Quốc gia Nga. Các chính đảng đối lập thân phương Tây như đảng Quả táo, đảng Sự nghiệp chính nghĩa và đảng Ái quốc Nga có thể chỉ giành được chưa đầy 1% số phiếu và vì thế sẽ không thể có đại diện trong Duma Quốc gia khóa tới.

Một cuộc thăm dò dư luận khác do Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội (VCIUM) thực hiện cho thấy đảng Nước Nga thống nhất có thể giành được 53,7% số phiếu (262 ghế).

Đảng Cộng sản Nga có thể giành được 16,7% số phiếu (82 ghế), đảng Tự do dân chủ Nga có thể giành được 11,6% số phiếu (57 ghế) và đảng Nước Nga chính nghĩa có thể giành được 10% số phiếu (49 ghế). Các cuộc thăm dò dư luận khác cũng cho kết quả tương tự.

Như vậy, tất cả những cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử đều cho thấy đảng Nước Nga thống nhất sẽ giành được hơn một nửa số ghế trong tổng số 450 ghế của Duma Quốc gia Nga.

Nhưng đảng này có thể sẽ không giành được đa số ghế (đòi hỏi phải có ít nhất là 300 ghế) nên sẽ không thể một mình thông qua những quyết định quan trọng như hiện nay. Có thể coi đây là một bước lùi của đảng bởi vì trong Duma Quốc gia hiện nay, đảng Nước Nga thống nhất có được 313 ghế.

Tuy nhiên, bản thân đảng Nước Nga thống nhất vẫn tin tưởng vào kết quả tốt đẹp của mình trong cuộc bầu cử sắp tới. Đảng vẫn hy vọng sẽ giành được đa số ghế như hiện nay.

Áp phích tranh cử của đảng Nước Nga thống nhất
Áp phích tranh cử của đảng Nước Nga thống nhất.

Ứng cử viên Putin có thể chiến thắng ngay từ vòng một

Tuy còn 3 tháng nữa mới đến cuộc bầu cử Tổng thống nhưng Hãng Levanda-centr vẫn nhân dịp này thực hiện đồng thời cuộc thăm dò dư luận về nhân vật có thể trở thành Nguyên thủ quốc gia Nga khóa tới.

Tuy chỉ số tín nhiệm của ông Putin có bị giảm sút chút ít trong thời gian qua nhưng hiện nay vẫn có tới 67% người dân Nga tán thành hoạt động của ông.

Quả thật là cho tới nay chưa một chính khách nào được đảng mình chính thức giới thiệu làm ứng viên Tổng thống nhưng dư luận Nga đều đã đoán được đó sẽ là những nhân vật nào.

Gần như chắc chắn trong danh sách ứng viên Tổng thống Nga sẽ có Thủ tướng Putin (đảng Nước Nga thống nhất), Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga Ziuganov, Chủ tịch đảng Tự do Dân chủ Nga Zhirinovski và một vài nhân vật không nổi bật lắm.

Kết quả cuộc thăm dò dư luận của Hãng Levanda-centr cho thấy ứng viên Putin không có đối thủ thật sự. Ông có thể giành được chiến thắng ngay từ vòng bỏ phiếu đầu tiên.

Vũ Việt
Tổng hợp từ báo Nga

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.