Các nước lớn tiếp tục bị chia rẽ trong vấn đề Libya

Các nước lớn tiếp tục bị chia rẽ trong vấn đề Libya
TPO - Trong hai ngày họp 14 và 15 – 3 tại Paris (Pháp), Ngoại trưởng các nước công nghiệp phát triển (G8) vẫn không thống nhất quan điểm về việc liệu có thiết lập vùng cấm bay tại quốc gia Bắc Phi hay không.

Hiện nay, Pháp và Anh là hai nước tích cực trong việc vận động thiết lập vùng cấm bay tại Libya nhằm ngăn cản các máy bay chiến đấu của nhà lãnh đạo nước này, ông Muammar Gaddafi, tấn công các lực lượng nổi dậy.

Trong khi đó, các nước G8 khác như Đức và Nga lại hoàn toàn không ủng hộ một giải pháp như vậy. Đoàn đại biểu Mỹ chưa có thái độ chính thức về vấn đề này.

Phát biểu sau cuộc họp của G8, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết, vẫn chưa thuyết phục được các thành viên khác ủng hộ việc thiết lập vùng cấm bay tại Libya và khẳng định sẽ tiếp tục thảo luận với các nước này để đạt được một thỏa thuận cuối cùng.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle tuyên bố bác bỏ mọi hành động quân sự đối với Libya. “Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên cẩn trọng. Không nên nghĩ việc can thiệp quân sự là cách dễ dàng vì nếu can thiệp vào công việc nội bộ của một nước khác bằng một lệnh cấm bay không được tổ chức tốt thì sau đó mọi việc sẽ ra sao?”.

Đến nay, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen vẫn lặp lại quan điểm rằng, khối quân sự này vẫn đang cân nhắc các biện pháp có thể đối với Libya, gồm cả việc can thiệp quân sự, nhưng cũng khẳng định sẽ chỉ can thiệp vào Libya với sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trong khi các nước lớn vẫn chia rẽ về việc có can thiệp quân sự hay không thì tại Libya, giao tranh giữa lực lượng ủng hộ chính phủ và phe nổi dậy tiếp tục diễn ra ác liệt. Hiện nay, lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã đẩy lui được quân nổi dậy và tái chiếm được nhiều thành phố quan trọng ở phía bắc đất nước.

Linh Huy
Theo RIA Novosti, THX

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.