Cuộc kiếm tìm kỳ lạ ở trường Bách khoa

Ông Bùi Văn Sướng (cầm ô bìa phải) theo dõi quá trình tìm hài cốt
Ông Bùi Văn Sướng (cầm ô bìa phải) theo dõi quá trình tìm hài cốt
TP - 7 giờ tối ngày 23-6-1997, hàng trăm người dân phường Bách Khoa, trong đó có nhiều giáo sư, tiến sỹ trường Đại học Bách khoa đã chứng kiến cuộc điện đàm bằng điện thoại di động giữa ông Bùi Văn Sướng, con trai Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh và nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên đang ở Hải Dương cách Hà Nội 54 km.
Ông Bùi Văn Sướng (cầm ô bìa phải) theo dõi quá trình tìm hài cốt
Ông Bùi Văn Sướng (cầm ô bìa phải) theo dõi quá trình tìm hài cốt.

Ông Liên xác định chính xác từng chi tiết nơi chôn của Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh. Và những gì diễn ra sau đó khiến tất cả ngỡ ngàng…

Hội nghị đặc biệt theo dõi nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên thể hiện khả năng tìm mộ ngay tại hội trường, theo yêu cầu của bất kỳ ai. Một người đứng lên yêu cầu ban tổ chức cho phép ông Liên chỉ dẫn tìm hài cốt người anh ruột của ông hy sinh trong một cuộc chiến đấu tại tây nam tỉnh Ninh Bình năm 1953. Nguyễn Văn Liên chưa hề đặt chân tới Ninh Bình nhưng ngay lập tức đã dựng lên sơ đồ mộ chí.

Các thông tin do Nguyễn Văn Liên nói ra đã được vị đại biểu xác nhận là chính xác: "Liệt sỹ là con trai trưởng, chưa lập gia đình; liệt sỹ ở đơn vị trung đội 115, sư đoàn 320; Liệt sỹ đã bị thương lần đầu tiên vào tháng 6 -1953. Đến cuối 1953 thì hy sinh trong một trận đánh chiếm quả đồi do quân Pháp đóng giữ; Khi hy sinh, liệt sỹ nằm trong tư thế nằm nghiêng, tay trái bó thẳng, đặt trên tấm cánh cửa của một nhà giàu trong vùng. Hai người khiêng đến nay còn sống, là bà Mè và ông Thuận. Ông Thuận 76 tuổi, có hai vợ con".

Dự đoán của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên quá tỉ mỉ, chi tiết như ông đã tận mắt chứng kiến. Ít lâu sau vị đại biểu kia lên đường đi tìm mộ theo sơ đồ chỉ dẫn của ông Liên. Thực tế diễn ra đúng như lời dự đoán của nhà ngoại cảm này!

Ngay tại hội nghị, mọi người đã nghe tiến sỹ Bùi Văn Sướng - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kể lại chuyện tìm được di hài thân phụ của ông mất tích đã hơn 50 năm trong một cuộc vượt ngục ở Hỏa Lò theo sự chỉ dẫn của ông Nguyễn Văn Liên.

Cuộc điện đàm gây kinh ngạc

7 giờ tối ngày 23-6-1997, hàng trăm người dân phường Bách Khoa trong đó có nhiều giáo sư, tiến sỹ trường Đại học Bách khoa đã chứng kiến cuộc điện đàm bằng điện thoại di động giữa ông Bùi Văn Sướng, con trai Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh và nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên đang ở Hải Dương cách Hà Nội 54 km. Ông Liên đã xác định chính xác từng chi tiết nơi chôn của Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh.

Trong khi xếp xương cốt vào trong tiểu, ông Sướng gọi điện thoại cho ông Liên: "Anh Liên ơi, tôi đã tìm thấy quan tài của bố tôi rồi, anh cho biết tôi phải làm gì bây giờ". "Ông đang xếp xương của cụ vào tiểu rồi, ông còn hỏi gì nữa", Nguyễn Văn Liên trả lời rồi nói tiếp: "Nhưng cánh thợ đã làm vỡ một mảnh xương sọ của cụ, bằng đít cái thìa, ông cho con cháu xuống tìm ở gần giữa huyệt sẽ thấy".

Lập tức mấy đứa cháu lội xuống và mò ngay thấy mảnh xương lắp vào đúng vết vỡ trên sọ ông cụ.

"Có đúng mộ cụ nằm chéo góc với đường thoát nước nhưng song song với đường đất bên cạnh phải không?". Mọi người có mặt đều nhìn thấy điều đó nhưng anh Sướng nói chệch đi: Ở đây chỉ có đường nhựa chứ không có đường đất". Câu trả lời: "Tôi đánh cuộc với ông đấy. Đây là đường đá gạch lổn nhổn chứ không có đường nhựa".

Sự thật đúng như vậy. Đó chính là con đường nối nhà C và nhà D trong trường Bách khoa.

Cuộc tìm kiếm 40 năm

Cụ Bùi Văn Thịnh (bí danh Thơ Lam) quê xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, tham gia Cách mạng đồng chí hội từ trước năm 1930. Năm 1931, ông bị địch bắt giam ở nhà tù Sơn La, rồi Hỏa Lò. Đầu năm 1935 do phong trào đấu tranh dân chủ, thực dân Pháp phải cho ông ra tù và quản thúc tại địa phương.

Đầu năm 1943 ông bị địch bắt lại. Sau khi địch biết một số tù chính trị vượt ngục bằng đường ngầm từ phòng giam của ông, chúng tra tấn ông đến chết. Chính các đồng chí còn lại trong tù mang ông chôn ở khu nghĩa trang Bạch Mai gần Đông Dương học xá cũ, tức trường Bách khoa ngày nay.

Suốt 40 năm, khi đã khôn lớn, với một tâm linh trong sáng, ông Bùi Văn Sướng đã bằng mọi cách đi tìm hài cốt cha mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Đang lúc buồn, ông Sướng đọc được bài báo của tác giả Phạm Quang Đẩu đăng trên tờ Thế Giới Mới ngày 12-5-1997 giới thiệu "Nguyễn Văn Liên - một khả năng ngoại cảm đặc sắc".

Sau đó ông Sướng đã tiếp cận được với Nguyễn Văn Liên vào tối 10-6-1997. Ngay đêm gặp gỡ tại nhà ông Liên, mới chỉ nói tên bố, nhà ngoại cảm này đã lấy giấy bút vẽ ngay bản đồ nơi chôn Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh.

Ông Liên khẳng định: "Theo bản đồ, hài cốt đặt tại bãi có cây lá nhỏ hoa đuôi vàng, sát tường bờ dậu. Nằm cạnh một cống ngầm thoát nước ở độ sâu 1,75m. Phần mộ trông ra đầu sân vận động, dãy nhà C, tháp nước, chợ Bách Khoa, đối diện nhà bà Hòa và cách miệng hố bom từ 13 đến 19m. Ông phải tìm ngay đi, nếu để muộn công trường người ta xây nhà lên sẽ không tìm được nữa đâu".

Cầm tấm bản đồ, ở góc ký tự rất lạ, lòng đầy nghi hoặc, ông Sướng nhờ Công an phường Bách khoa xác định tọa độ. Thật bất ngờ, tất cả đều đúng.

Trường Bách khoa đã xây cất biết bao nhiêu nhà, vậy mà vẫn còn một bãi đất trống trông ra sân vận động, tháp nước cũ kỹ… Đo từ vị trí đặt mộ đến miệng hố bom (hãy còn dấu tích) được 13,5m. Nơi đây, một công ty xây dựng của Sở nhà đất đang khoan nhồi để xây trụ sở phường. Từng đống bê tông ngổn ngang, hàng rào lưới thép bao quanh.

Điều đặc biệt lý thú là ông Sướng đã nhận ra hướng đường cống thoát nước ngầm từ sân vận động, nơi năm 1958 ông và các sinh viên khoa xây dựng trường Đại học Bách khoa đã làm dấu khi từ công trường Bắc Hưng Hải về.

Sau khi thực sự tin tưởng, được sự giúp đỡ của phường Bách Khoa, 7 giờ sáng chủ nhật 22-6-1997, gia đình đã tổ chức khai quật phần mộ của Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh. Đến 12 giờ trưa đã đào trúng cống thoát nước cách mặt đất khoảng 70 cm. Kiên trì đào trên diện rộng 6m2, đến 4 giờ chiều hôm sau thì phát hiện quan tài nằm dưới ống cống, song song với con đường nối nhà C và nhà D.

Có đúng hài cốt liệt sỹ Bùi Văn Thịnh?

Việc tìm thấy quan tài ở đúng vị trí mà Nguyễn Văn Liên xác lập trên bản đồ đã nhanh chóng lan truyền trong ngành giao thông vận tải, trong phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhưng một câu hỏi đặt ra: liệu có đúng là hài cốt liệt sỹ Bùi Văn Thịnh trong khi ta chưa có điều kiện giám định gen?

"Anh Liên ơi, thế trong mộ còn gì nữa?". "Có một đôi dép nhưng chỉ còn quai, đế mục rồi" . "Đúng thế!" . Ông Liên nói tiếp: "Quan tài làm bằng gỗ vối đã mục, ông xem các mảnh mà các cháu vớt lên có đúng mùi thơm không?".
Nhiều người xô đến, người cầm, người đưa lên mũi ngửi. Quả thực có mùi thơm của gỗ vối. 

Tuy nhiên, ngay sau khi tìm thấy hài cốt, các nhà khoa học đã bằng kinh nghiệm tiến hành thí nghiệm ngay để xác định quan hệ huyết thống.

Giáo sư - Tiến sỹ Lã Ngọc Khuê - thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã lấy máu ở tay ông Sướng nhỏ giọt trên xương ống. Giọt máu vo tròn không lan tỏa. Tiếp tục nhỏ máu vào các mảnh xương khác không trơn láng. Máu bị hút hết vào trong không còn vết tích.

Còn một chi tiết nữa, ông Sướng kể: "Hồi bé tớ thường nằm trên bụng bố, tay mân mê nghịch chiếc răng bạc của ông". Trong hài cốt Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh, đã tìm thấy chiếc răng bạc.

Lại nữa, khi còn sống, tướng Đinh Đức Thiện người cùng bị tù, chứng kiến cái chết có lần đã kể với ông Sướng: "Người cai ngục khi chôn bố cháu đã ném vào quan tài một viên đạn để gia đình sau này biết mà tìm". Cuộc khai quật ngày 23-6 cũng tìm thấy viên đạn nói trên! Như vậy "nhân chứng, vật chứng" đã đầy đủ và có thể kết luận: đã tìm thấy hài cốt liệt sỹ Bùi Văn Thịnh sau 52 năm hy sinh giữa lòng Thủ đô.

Khả năng đặc biệt của Nguyễn Văn Liên đã giúp tìm hàng ngàn ngôi mộ liệt sỹ bị thất lạc. Trong rất nhiều lá thư cảm ơn Nguyễn Văn Liên của thân nhân gia đình liệt sỹ, có lá thư của bà Nguyễn Thị Bình - lúc đó là Phó Chủ tịch nước…

Còn nữa

MỚI - NÓNG
Mưa lớn tái diễn tại Huế, nguy cơ ngập úng và sạt lở
Mưa lớn tái diễn tại Huế, nguy cơ ngập úng và sạt lở
TPO - Theo dự báo, từ ngày 22 đến 24/11, tại Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) có mưa, mưa vừa, rải rác mưa to, có nơi mưa rất to; tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 100-300mm, có nơi trên 500mm, gây khả năng xuất hiện một đợt lũ, nguy cơ ngập lụt, ngập úng kéo dài và trượt lở đất ở các địa phương.