Mạnh tay xử lý mũ bảo hiểm rởm

Mạnh tay xử lý mũ bảo hiểm rởm
TP - Tình trạng người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy sử dụng các loại mũ không phải mũ bảo hiểm (MBH) hoặc MBH chất lượng không đạt yêu cầu vẫn diễn ra phổ biến, làm tăng đáng kể số người chấn thương sọ não trong các vụ tai nạn.

> Tịch thu gần 8.000 mũ bảo hiểm rởm ở Hà Nội
> Người dân đổ xô đi đổi mũ bảo hiểm

Ông Trần Hùng
Ông Trần Hùng.

Trước tình hình trên, 4 bộ, ngành đã ban hành thông tư liên tịch nhằm siết chặt việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH” - ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục QLTT - Bộ Công Thương trao đổi với Tiền Phong xung quanh câu chuyện về chiếc MBH dư luận quan tâm thời gian gần đây.

Mũ “dỏm” gây nguy hiểm

Cách đây không lâu, dư luận phản ứng khá gay gắt trước thông tin sẽ xử phạt người tham gia giao thông đội MBH “dỏm”. Nhiều ý kiến cho rằng xử lý MBH “dỏm” là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, không phải của người tiêu dùng, ông có quan điểm thế nào về ý kiến này?

Tôi đồng ý không thể xử phạt người tiêu dùng vì họ mua phải MBH kém chất lượng, trách nhiệm này thuộc về cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng QLTT. Tuy nhiên, trước đây đặt ra vấn đề xử phạt không phải với người tham gia giao thông đội MBH “dỏm”, mà là phạt hành vi đội mũ không phải MBH.

Tổng cục Đo lường chất lượng Bộ KHCN đã đưa ra quy định rất rõ ràng thế nào là MBH, song dường như người dân đang nhầm lẫn khái niệm giữa MBH và các loại mũ khác.

Nhiều loại mũ không phải MBH bị lực lượng chức năng thu giữ
Nhiều loại mũ không phải MBH bị lực lượng chức năng thu giữ.

Trên thị trường có rất nhiều loại mũ có kiểu dáng MBH, đến CSGT còn không phân biệt được thật - giả, làm sao người dân biết mà tránh, thưa ông?

Thời gian qua, nhiều cơ sở gia công tuồn ra thị trường những loại mũ nhựa kém chất lượng, chỉ có lớp mút mỏng bên trong, không nhãn mác, không đăng ký hợp quy, hợp chuẩn để bán cho người tiêu dùng với giá rẻ… Đây không phải MBH dành cho người đi xe máy. Chúng không chỉ không “bảo hiểm” được, mà nhiều khi còn gây nguy hiểm cho người đội khi chịu va đập, bởi lớp nhựa giòn, dễ vỡ.

Theo quy định, MBH phải đạt các tiêu chí: phải có 3 lớp, cách nhiệt, quai đeo, tem, và đặc biệt phải có bộ phận hấp thụ xung động giảm va đập, để đảm bảo khi người tiêu dùng đi mô tô, xe gắn máy bị ngã thì không bị chấn thương sọ não.

Siết chặt sản xuất, kinh doanh MBH

Tại sao các cơ quan quản lý nhà nước không “chặt đứt” nguồn cung các loại “mũ nhựa thời trang” đang rất phổ biến trên thị trường, thưa ông?

Có một thực tế khi lực lượng chức năng kiểm tra, những người bán đều nại rằng: Mũ họ bán không phải MBH xe máy, mà là mũ nhựa dành cho người đi bộ, đi xe đạp.

Thậm chí, có loại mũ kiểu này in dòng chữ “đây không phải MBH xe máy”! Do đó, không thể phạt họ vì lỗi sản xuất, mua bán MBH xe máy “dỏm”, mà chỉ có thể xử phạt hành vi sản xuất, kinh doanh, phân phối mũ nhựa không có chứng từ, hóa đơn, nguồn gốc…

Vậy chẳng nhẽ các cơ quan chức năng chịu “bó tay” với các loại mũ nhái MBH?

Vừa qua, UBND TP HCM đã triển khai kế hoạch “tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng MBH cho người đi mô tô, xe máy”. Theo đó, Sở KHCN, QLTT có trách nhiệm kiểm tra về chất lượng MBH đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu MBH và MBH lưu thông trên thị trường; còn Công an và Sở GTVT kiểm tra, xử lý người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy không đội MBH, đội mũ không đúng quy định, đội mũ không phải là MBH.

Để chấn chỉnh tình trạng người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy không đội MBH hoặc đội mũ không đúng quy định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04 ngày 8/3/2013 về tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh và sử dụng MBH.

Thực hiện Chỉ thị trên, các Bộ Công Thương, GTVT, Công an, KHCN đã ban hành thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT (có hiệu lực từ 15/5/2013). Cùng với việc siết chặt quản lý sản xuất, kinh doanh MBH, thông tư 06 cũng đã giải quyết vướng mắc trong xử lý các trường hợp đội các loại mũ không phải MBH như mũ thời trang, mũ bảo hộ lao động, mũ nhựa 1 lớp…

Việc “tẩy chay” các loại mũ không phải MBH là một vấn đề xã hội lớn, có mục đích góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Do vậy rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng và sự ủng hộ của người dân.

Cảm ơn ông!

Trong tháng 6 tới đây, UB ATGT quốc gia; QLTT, Tổng cục Đo lường chất lượng sẽ tiếp tục kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH. Việc kiểm tra, kiểm soát MBH theo Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ sẽ được tiến hành thường xuyên, liên tục trong năm 2013” – ông Trần Hùng nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.