Lừa đảo qua dịch vụ mua ôtô trả góp

Lừa đảo qua dịch vụ mua ôtô trả góp
Lợi dụng việc mua xe trả góp chỉ cần có rất ít tiền đặt cọc, từ 25 -  40% giá trị của xe, đã có thể ký hợp đồng mua ôtô trả góp với Ngân hàng và các doanh nghiệp, các đối tượng nảy sinh lừa đảo.

Ngày 15/8/2005, Ngô Thị Thu (55 tuổi), trú tại tập thể khí tượng Thủy Văn, Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, làm thủ tục vay 295 triệu đồng của Ngân hàng VP Bank mua chiếc ôtô Zace (tài sản mà Thu đem thế chấp vay tiền Ngân hàng lại chính là chiếc xe ôtô trên).

Sau khi hợp đồng có hiệu lực, Thu đã đưa chiếc ôtô này đến thế chấp, cầm đồ và sử dụng số tiền kiếm được để tiêu xài cá nhân. Từ đó đến nay, Thu không trả tiền gốc và lãi cho Ngân hàng.

Cũng thủ đoạn trên, sau đó một ngày, Thu đã mua chiếc ôtô Zace của Toyota Hoàn Kiếm, trị giá 454 triệu đồng. Thu đã trả được 263 triệu đồng.

Sau khi đăng ký xong, đáng nhẽ toàn bộ số giấy tờ xe trên phải được đưa đến Ngân hàng VP Bank để làm thủ tục cầm cố, bảo lãnh trả góp hàng tháng, nhưng Thu đã câu kết với nhân viên bán hàng của Toyota giữ lại giấy tờ và không đến Ngân hàng làm thủ tục cầm cố.

Sau đó, Thu bán chiếc xe này lấy tiền chi tiêu cá nhân, đến nay cũng không trả số tiền còn nợ Toyota Hoàn Kiếm.

Theo một cán bộ của Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV, Công an TP Hà Nội  thì trong thời gian qua, Phòng đã khởi tố điều tra 9 vụ, 11 đối tượng, làm rõ việc bọn chúng đã chiếm đoạt 29 xe ôtô các loại.

Được biết, việc mua xe trả góp chỉ cần có rất ít tiền đặt cọc. Các đối tượng có từ 25 đến 40% giá trị của xe, có thể ký hợp đồng mua ôtô trả góp với Ngân hàng và các doanh nghiệp.

Vì vậy, thủ đoạn trên được các đối tượng triệt để sử dụng. Một trong những nguyên nhân để chúng có cơ hội thực hiện hành vi lừa đảo là sự thiếu thường xuyên giám sát của cán bộ tín dụng trong việc quản lý tài sản thế chấp.

Vì vậy, tài sản đã bán, hoặc cầm cố trong một thời gian dài, mới bị phát hiện.

Qua các vụ án trên, các Ngân hàng thương mại cần có quy chế chặt chẽ hơn trong việc thực hiện dịch vụ bảo lãnh mua ôtô theo hình thức trả góp.

Trước khi ký hợp đồng với khách hàng cần có những bước kiểm tra về khách hàng: Khách hàng phải chứng minh có đủ điều kiện để thanh toán đủ, đúng hạn nợ tiền Ngân hàng theo hợp đồng ký kết.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần xây dựng quy trình quản lý tài sản thế chấp sau vay, cán bộ tín dụng phải có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, trực tiếp nhìn thấy tài sản thế chấp không chờ quá hạn trả nợ mới kiểm tra.

Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo tài sản xin liên hệ số máy 9.396202

Theo Xuân Mai
CAND

MỚI - NÓNG
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
TPO - Đường Lê Đức Anh đi qua các khu đô thị cao cấp, kiểu mẫu thuộc phường Thủy Vân (TP. Huế) thời gian gần đây luôn trong tình trạng ngập nước, mặt đường bị các phương tiện vận tải cày xới, băm nát nhưng không được duy tu, sửa chữa kịp thời khiến tai nạn xe cộ thường xuyên xảy ra. 
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
TP - Qua bàn tay khéo léo, kiên trì của người thợ lão luyện, những chiếc quạt cổ sáng bóng trở lại và chạy êm ru. Quạt cổ phả ra làn gió nhẹ, mơn man khiến chủ nhân như đang được ngồi giữa cánh đồng bát ngát. Trong thời buổi con người vật lộn, sống gấp như hiện nay thì ai cũng muốn có được những giây phút thư thái như thế…