Xây dựng chiến lược phát triển ngành đá quý Việt Nam

Xây dựng chiến lược phát triển ngành đá quý Việt Nam
Bộ Công Thương và Hội Đá quý Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Đá quý Việt Nam, tiềm năng hiện trạng và giải pháp”. Nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước cần sớm có chiến lược xây dựng, phát triển công nghiệp đá quý Việt Nam.

Bộ Công Thương và Hội Đá quý Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Đá quý Việt Nam, tiềm năng hiện trạng và giải pháp”. Nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước cần sớm có chiến lược xây dựng, phát triển công nghiệp đá quý Việt Nam.

TS Phạm Văn Long, Giám đốc Trung tâm kiểm định đá quý và vàng Hà Nội, cho biết trữ lượng đá quý nhóm I của Việt Nam không thua kém so với các nước trong khu vực. Các mỏ đá quý vùng Lục Yên và Quỳ Châu so với các mỏ ruby và saphia nổi tiếng ở Myanmar, Pakistan, Afghanistan có sự giống nhau về điều kiện địa chất, cơ chế tạo thành và chất lượng của đá quý.

Theo ông Nguyễn Xuân An, Chủ tịch Hội Đá quý Việt Nam, trong lĩnh vực đá quý, Việt Nam nổi trội là nơi giàu có về nguồn đá quý, bán quý và các loại đá trang trí mỹ nghệ so với nhiều quốc gia khác. Kể từ năm 1987, năm tìm thấy mẫu ruby tại Yên Bái, tức là sau gần 3 thập kỷ phát hiện các mỏ đá quý lớn như Lục Yên, Quỳ Châu, Bình Thuận, Đắc Lắc, đến nay có nơi mỏ đã khai thác trắng, không còn đá quý. Tuy nhiên ngành công nghiệp đá quý và trang sức nước ta không có bước tiến đáng kể, thậm chí thụt lùi

Theo ông An, ở Việt Nam hiện chưa có ngành công nghiệp đá quý và trang sức theo Nghị định 65 của Chính phủ nhưng vẫn tồn tại và phát triển các hoạt động đá quý và trang sức do các tổ chức tư nhân hoạt động trên thị trường tự do. Các hoạt động về điều tra tài nguyên và thăm dò khai thác đá quý không được tiến hành trong suốt 10 năm qua. Nạn khai thác đá quý trái phép vẫn diễn ra tại nhiều địa phương, ngoài vòng kiểm soát của nhà nước.

ảnh
Ông Nguyễn Xuân An và bức ảnh chụp viên ngọc gần 30.000 USD. . Ảnh: Hồng Vĩnh

“Bộ Công Thương, Bộ TN&MT cần sớm ban hành chiến lược với ngành đá quý để đảm bảo khoáng sản đá quý được bảo vệ. Cũng cần tạo điều kiện cho mọi tổ chức và cá nhân trong, ngoài quốc doanh và mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình thăm dò, khai thác trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật Khoáng sản”- Ông kiến nghị.

Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang, cho biết những đề xuất, ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp sẽ quý báu giúp Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan có được định hướng đúng đắn để từng bước phục hồi, phát triển ngành đá quý; đồng thời huy động được sự đóng góp của ngành vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.

“Tại vùng mỏ Yên Bái, Lục Yên, cách khai thác thủ công vẫn được tiến hành dọc theo quốc lộ 70, hồ Thác Bà và các khu vực khác vùng Lục Yên. Hàng năm vẫn phát hiện được những viên ruby trị giá nhiều tỷ đồng. Một lượng lớn tài nguyên khoáng sản được khai thác và lưu thông trên thị trường và cả xuất khẩu ra nước ngoài mà không có sự quản lý của nhà nước”.

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG