Đào tạo nghề theo đơn đặt hàng

Đào tạo nghề theo đơn đặt hàng
TPO-Tại hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn sáng 17/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý, dạy nghề phải theo đơn đặt hàng, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Việc đào tạo nghề lao động nông thôn cần gắn cần gắn các đơn đặt hàng
Việc đào tạo nghề lao động nông thôn cần gắn cần gắn các đơn đặt hàng.

Có sai phạm, lãng phí

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, sau 3 năm thực hiện Đề án (2010 - 2012), có gần 1,09 triệu lao động nông thôn (LĐNT) được hỗ trợ dạy nghề (đạt 78% kế hoạch), trong đó trên 480 nghìn người học nghề nông nghiệp. 58 tỉnh, thành đạt tỷ trên 70% lệ lao động học nghề xong có việc làm mới, hoặc làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn. Còn 5 địa phương là Ninh Bình, Yên Bái, TP HCM, Bến Tre, Cà Mau có tỷ lệ nói trên thấp hơn 70%, trong đó thấp nhất là Yên Bái, chỉ đạt 16%.

Đến nay, cả nước có trên 534 trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề công lập trên địa bàn huyện có LĐNT, đạt khoảng 80%. Tuy nhiên, 20% “vùng trắng” còn lại ở 129 đơn vị cấp huyện tại 26 tỉnh chưa có cơ sở dạy nghề.

Đáng lưu ý là ba tỉnh Hưng Yên, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu không có trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn tất cả các huyện, đến nỗi Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng giật mình, và yêu cầu xem xét lại việc này.

Phó Thủ tướng yêu cầu phải lấp ngay “vùng trắng” trong thời gian tới. Tháng 8 này, Bộ LĐ-TB&XH cần có hướng dẫn để nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề, giới thiệu việc ở huyện thành “3 trong 1”, có các chức năng nói trên.

Quá trình thực hiện Đề án ở các địa phương cũng bộc lộ nhiều sai phạm, lãng phí. Một số tỉnh sử dụng ngân sách T.Ư hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề đối với cơ sở ở huyện không có trung tâm dạy nghề, cao hơn mức quy định của Chính phủ. Chẳng hạn, ở Hải Dương, có 6 đơn vị vượt, trong đó, 2 đơn vị vượt 1,3 tỷ đồng, 1 đơn vị trên 1,5 tỷ đồng; Hưng Yên tới 9 đơn vị vượt, trong đó có đơn vị vượt trên 10 tỷ đồng.

Quá trình thanh kiểm tra, cũng phát hiện 5 trung tâm ở Hải Dương, Thái Bình, Thừa Thiên -Huế có đầu tư thiết bị không phù hợp. Có 8 trung tâm ở Hà Nội, Thừa Thiên-Huế, Đắk Nông, Lâm Đồng, Kiên Giang có thiết bị dạy nghề đầu tư nhưng “đắp chiếu”, chưa sử dụng; thậm chí, có 1 trung tâm ở Hà Nội thủ tục mua sắm không đúng quy định.

Đáng lưu ý, hầu hết địa phương đều phê duyệt xây dựng trung tâm nghề với số vốn lớn (40-50 tỷ đồng/trung tâm), nhưng lại phụ thuộc nguồn hỗ trợ từ T.Ư. Trong 3 năm qua, việc đầu tư xây dựng cơ sở, mua sắm trang thiết bị dạy nghề tới hơn 2.900 tỷ đồng, chiếm 75% tổng kinh phí dự kiến bố trí đến nắm 2020.

Trong khi đó, kinh phí hỗ trợ cho dạy nghề LĐNT chỉ chiếm gần 1.640 tỷ đồng, chiếm trên 8% tổng kinh phí bố trí trong Đề án. Việc này, nếu Phó Thủ tướng lưu ý, nếu chi tiêu quá mức, đến 2015 là hết tiền, chứ không phải đến 2020 như kế hoạch.

Theo ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, tới đây, những nơi có hiện tượng trên, sẽ cho thanh, kiểm tra, xử lý. Mặt khác, trách nhiệm chính quyền cấp tỉnh ở đây cũng phải chủ động kiểm tra, cụ thể là Chủ tịch tỉnh phải chỉ đạo sát việc này.

Dạy nghề theo đặt hàng

Mô hình tiêu biểu trong chuỗi liên kết dạy nghề cho nông dân được báo cáo tại hội nghị là “Cánh đồng mẫu lớn” của Cty CP Bảo vệ Thực vật An Giang - AGPPS.

Ông Huỳnh Văn Thòn, TGĐ AGPPS cho biết, giai đoạn 1 trong chiến lược của Cty cũng vừa kết thúc, và hiện có 1.000 kỹ sư nông nghiệp của Cty “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nông dân.

Theo ông Thòn, mô hình Cánh đồng mẫu lớn, là một chuỗi sản xuất gạo khép kín, Cty sẽ lo đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Lực lượng kỹ sư là người gắn bó, hướng dẫn, chuyển giao những tiến bộ khoa học cho bà con nông dân.

Ông Thòn cho biết, giai đoạn 2 sẽ triển khai đến năm 2018, đào tạo 4.000 người có trình độ trung cấp sau 3 năm thành kỹ sư thực hành. Các kỹ sư thực hành về trồng trọt, quản lý nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, và dạy nghề cho khoảng 50 nghìn hộ nông dân.

“Bà con nông dân được học nghề nông bài bản, vừa học kỹ thuật, vừa dựa trên thực tiễn đồng ruộng, và có kết quả cụ thể. Bà con có ghi nhật ký đồng ruộng, anh em kỹ sư giám sát, hướng dẫn, so sánh vụ mùa. Đây là dạy cho bà con làm ăn có bài bản, có tính toán, so sánh”- ông Thòn nói.

Theo ông Nguyễn Ngọc Phi, việc dạy nghề LĐNT đầu tiên phải có quy hoạch sản xuất cấp xã, huyện, tỉnh. Từ đó, sẽ xác định ngành nghề cần đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động và hình thành quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp. Ông Phi cho rằng, mô hình của AGPPS là ví dụ, doanh nghiệp sau khi đào tạo lao động, họ hình thành tổ hợp tác mới trong chuỗi liên kết.

“Địa phương nào không đủ điều kiện như chưa có quy hoạch vùng sản xuất, thì không được tổ chức dạy nghề. Vì nếu cứ đào tạo mà không xác định được để làm gì là không hiệu quả, lãng phí, lãnh đạo chính quyền cấp đó phải chịu trách nhiệm” -ông Phi nói.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý, việc đào tạo nghề theo nhu cầu “đặt hàng” doanh nghiệp, sản xuất, dịch vụ một số địa phương chưa bám sát.

Theo Phó Thủ tướng, trong các tiêu chí nông thôn mới, thì việc nâng cao thu nhập cho là khó khăn nhất. Nếu sản xuất không hiệu quả, thì chỉ tiêu trên rất khó đạt được. Do vậy, quá trình đào tạo, đi liền với thực hành, học xong có việc làm, được tiêu thụ sản phẩm, và hình thành chuỗi sản xuất.

Mục tiêu năm 2013 đào tạo khoảng 600 nghìn LĐNT, số người học xong có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất, hiệu quả cao hơn đạt từ 70% trở lên. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho hơn 20 nghìn lượt cán bộ, công chức; hỗ trợ 159 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề công lập. Giai đoạn 2013-2015, sẽ hỗ trợ khoảng 2,04 triệu LĐNT, với hiệu quả 70% trở lên.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Sau kết luận thanh tra, Bộ NN&PTNT xin kéo dài thời gian khắc phục về thể chế vì sắp 'sáp nhập'
Sau kết luận thanh tra, Bộ NN&PTNT xin kéo dài thời gian khắc phục về thể chế vì sắp 'sáp nhập'
TPO - Tại buổi công bố kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, dự kiến trong quý I/2025 sẽ tổ chức kiểm điểm các tập thể, cá nhân có liên quan, nhưng đối với các biện pháp khắc phục về thể chế đề nghị "cho phép kéo dài vì sắp tới sáp nhập các đơn vị nên các thông tư, nghị định sẽ có thay đổi”.
Phối cảnh dự án cầu Nguyễn Trãi và đô thị vùng phụ cận sau khi hoàn thành.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bấm nút khởi công dự án giao thông, đô thị hơn 6.200 tỷ đồng ở Hải Phòng
TPO - Chiều 18/12, TP. Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận ven sông Cấm với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn công tác dự và bấm nút khởi công dự án .