Cả tin, đại gia chứng khoán suýt trắng tay

Cả tin, đại gia chứng khoán suýt trắng tay
Là một người khá thành công trên thương trường, nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần chứng khoán Kenaga-Việt nam (KVS) Cao Văn Sơn lại suýt trắng tay vì quá tin người.

Cả tin, đại gia chứng khoán suýt trắng tay

> Tín hiệu mới của nền kinh tế

> Bầu Đức 'buông' BĐS Việt Nam, dồn sức sang Myanmar 

Là một người khá thành công trên thương trường, nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần chứng khoán Kenaga-Việt nam (KVS) Cao Văn Sơn lại suýt trắng tay vì quá tin người.

Đại gia chứng khoán suýt trắng tay vì tin người. Ảnh minh họa
Đại gia chứng khoán suýt trắng tay vì tin người. Ảnh minh họa .
 

Theo trình bày của ông Cao Văn Sơn, với tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty KVS, do tin tưởng bà Nguyễn Thị Thanh Hằng là nhân viên cũ của mình và ông Nguyễn Việt Hải là con của người bạn quen thân, nên ông Sơn đã dễ dàng thu nhận hai người này vào làm việc trong Công ty KVS, đồng thời tạo mọi điều kiện cho họ đủ tư cách tham gia vào Hội đồng quản trị công ty công ty, phần đại diện cho các cổ đông Việt Nam, để họ thuận lợi trong công việc.

Khi đó, hội đồng quản trị Công ty chứng khoán KVS có 7 thành viên (3 thành viên phía liên doanh nước ngoài và 4 thành viên phía Việt Nam).

Hơn hết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cao Văn Sơn tin tưởng ký uỷ quyền cho ông Hải – với tư cách là quyền Tổng giám đốc, và bà Hằng – với tư cách là trợ lý Hội đồng quản trị, toàn quyền điều hành mọi hoạt động của Công ty KVS, trong đó cả toàn quyền giao dịch thanh toán với ngân hàng, toàn quyền định giá tài sản đơn vị khác đưa vào hợp tác kinh doanh với KVS.

Nhưng chỉ sau thời gian ít tháng, với một sự tình cờ qua lá đơn khiếu nại, ông Sơn nghi vấn hoạt động điều hành của hai người này tại KVS có vấn đề và bắt đầu lưu tâm đến tình hình của Công ty KVS.

Khi ông Sơn xem xét qua các chứng từ, ban kiểm soát nội bộ công ty thì đã phát hiện ra 3 hợp đồng được lập khống để rút tiền khỏi công ty.

Còn ông Hải và bà Hằng thì cùng đột ngột bỏ việc không đến công ty, không viết đơn xin nghỉ, không bàn giao, không đối chiếu công nợ theo quy định.

Lúc đầu, hai vị này còn không chịu làm hợp đồng trả lại số cổ phiếu ông Sơn đã cho đứng tên vay hộ họ và còn không chịu rút khỏi hội đồng quản trị nhằm tính kế hoạch để gây sức ép với ông Sơn.

Tuy vậy, với suy nghĩ rằng bà Hằng là nhân viên cũ của mình, ông Hải là con nhà gia giáo, ông Sơn đã dùng nhiều kênh thông tin như qua bạn bè, đồng nghiệp, người quen của 2 người để khuyên giải 2 người trả lại số tiền đang giữ của công ty và ông Sơn vẫn tạo cơ hội cho 2 người được quay trở lại làm việc.

Sau nhiều lần tìm cách vận động những cộng sự cũ trả tiền cho công ty không xong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán KVS đã có công văn gửi cơ quan công an “tố” nguyên quyền Tổng giám đốc chiếm đoạt tiền của công ty.

Điều tra, xác minh bước đầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hà Nội xác định, Nguyễn Việt Hải cùng các đối tượng liên quan ký khống 3 hợp đồng với Công ty Trách nhiệm hữu hạn TMDV và đầu tư phát triển Tùng Anh về việc mua sắm trang thiết bị văn phòng, bảo trì và thuê máy photocopy để rút hơn 333 triệu đồng.

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Việt Hải khai nhận hành vi này và đã tự nguyện nộp số tiền trên để cơ quan điều tra trả lại cho Công ty KVS.

Tuy sự việc đã được giải quyết, nhưng ông với ông Sơn đó là một bài học lớn cho những người làm công tác quản lý, không thể bỏ qua những quy định và để tình cảm cá nhân len vào công việc, nhất là trong lĩnh vực tiền tệ.

Theo Ngọc Vy
VTC News

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG