> Kinh tế VN 2013: Loay hoay nợ xấu và tín dụng
> Nợ xấu, tỷ giá, vàng ứng xử thế nào?
Tuy nhiên tại Hội thảo kinh tế 2013: Cơ hội và thách thức ngày 1-3 tại TPHCM có nhiều chuyên gia cho rằng con số này chưa nói lên điều gì.
Ảnh minh họa. |
TS Lê Thẩm Dương, trường Đại học Ngân hàng, cho rằng nợ xấu ngân hàng giảm là thông tin vui, nhưng bảo nợ xấu giảm xuống 6% cũng chưa nói được điều gì. Vì thế phải làm rõ con số thực của nợ xấu.
Cụ thể ở đó nợ xấu nhóm 4 bao nhiêu, nhóm 5 bao nhiêu... Chưa kể con số ảo mình chưa rút ra được, trong con số ảo có đảo nợ là bao nhiêu.
Theo ông Dương, con số nợ xấu là bao nhiêu không đáng ngại mà ngại hơn cả là những tiềm ẩn nợ xấu. Vì nợ xấu phần lớn đến từ bất động sản. Tuy nhiên, có 70% cho vay ngân hàng nhận tài sản đảm bảo là bằng bất động sản.
Đồng tình với quan điểm này, bà Đỗ Thị Loan - Tổng Thư ký Hiệp hội bất động sản TPHCM, cho rằng con số nợ xấu giảm xuống 6% không có ý nghĩa gì. Bởi hiện nay lãi suất vẫn đẻ ra lãi suất, doanh nghiệp không trả được nợ gốc. Chừng nào bất động sản còn đóng băng chừng ấy nợ xấu còn tăng.
“NHNN nên xem xét lại các khoản nợ cũ của các doanh nghiệp, để họ có hướng sản xuất, kinh doanh, trả nợ cho ngân hàng. Và NHNN cần sớm chỉ đạo triển khai ngay gói kích cầu 20.000 đến 40.000 tỉ đồng cho thị trường bất động sản”, bà Loan kiến nghị.
Trao đổi với báo chí, một chuyên gia tài chính phân tích tháng một vừa qua tỷ lệ doanh nghiệp phá sản tăng khoảng 6% so với năm 2012. Trong khi đó hàng tồn kho tăng khoảng 28-30%, có ngành tăng gấp 3 lần.
“Trong đó nợ xấu có liên quan rất lớn đến hàng tồn kho. Vậy không biết tại sao hàng tồn kho tăng, doanh nghiệp phá sản nhiều hơn mà nợ xấu giảm được”, vị lãnh đạo này nói.
Một vị lãnh đạo còn cho biết, hiện nay một số ngân hàng yếu thanh khoản, nợ xấu rất lớn và hiện nợ xấu đang ăn mòn vào vốn chủ sở hữu.