Vũ ‘Trung Nguyên’: Sẽ thắng Starbucks trên đất Mỹ!

Vũ ‘Trung Nguyên’: Sẽ thắng Starbucks trên đất Mỹ!
Starbucks đã vào Việt Nam, ông có lo lắng? Ông Vũ bảo: “Chẳng có gì phải lo ngại. Trung Nguyên đã chuẩn bị cho tất cả những điều này. Bạn chờ đi, Trung Nguyên sẽ có chỗ trên thị trường Mỹ và chiến thắng đối thủ ngay tại chính thị trường của họ.

Vũ ‘Trung Nguyên’: Sẽ thắng Starbucks trên đất Mỹ!

> Đại gia gốm sứ Minh Long giàu nhờ '4 không, 4 có'

Tự nhận mình là một “chiến binh”, đặng lê Nguyên Vũ luôn đặt ra vô số những câu hỏi không chỉ cho doanh nghiệp của ông mà còn cho nhiều doanh nghiệp khác trước những thách thức lớn.

Vũ ‘Trung Nguyên’: Sẽ thắng Starbucks trên đất Mỹ! ảnh 1
 

Câu hỏi từ cà phê…

Là doanh nghiệp hưởng lợi ích từ cà phê, ông Vũ có cơ sở và niềm tin khi cho rằng, cà phê là lợi thế của Việt Nam nếu biết tận dụng, khai thác hiệu quả. Suốt hơn 15 năm qua, cái tên Trung Nguyên đã gắn liền với những câu chuyện khởi nghiệp thành công, cạnh tranh, sáng tạo trên sân nhà, vững vàng trước các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh... Nhưng đằng sau câu chuyện đó, ít người thấy bóng dáng một “chiến binh” Đặng Lê Nguyên Vũ ở mặt trận quốc tế.

Ông đặt vấn đề: “Tại sao Việt Nam là cường quốc về cà phê, nhưng không có tiếng nói đối với giao dịch quốc tế”? Lợi nhuận kinh doanh ngành cà phê Việt Nam cực thấp so với thế và lực của quốc gia (bằng 20% doanh thu của một tập đoàn cà phê toàn cầu). Mỗi năm Việt Nam thu hơn 3 tỉ USD từ cà phê, nhưng đáng buồn là chỉ có khoảng 10% khối lượng cà phê Việt Nam có chứng chỉ (tức được đảm bảo mức giá tối thiểu). Còn lại 90% khối lượng giao dịch là cà phê không theo tiêu chuẩn, dễ dàng bị dìm giá, định đoạt theo nhóm “không đạt chuẩn”…

Không chỉ hỏi, ông đem các bức xúc đánh động đến các cơ quan nhà nước. Ông đi khắp các nước trồng cà phê như: Columbia, Indonesia, Brazil… nói với lãnh đạo các công ty lớn về chuyện chuẩn mực cà phê, kinh nghiệm gieo trồng, liên kết, hợp tác, phát triển bền vững… Trong các hội nghị cà phê ở châu Á hay thế giới, ông nêu các đề xuất của mình và đấu tranh giành cân bằng cho các quốc gia trồng cà phê; xóa bỏ các quy tắc áp đặt mức chiết khấu cà phê Việt Nam... Đây là những vấn đề không còn là của cá nhân doanh nghiệp Trung Nguyên mà của toàn ngành cà phê Việt Nam và cả chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

Câu chuyện của ông Vũ luôn đan xen nhiều hình thái, nhiều câu hỏi: Thương hiệu mạnh - yếu? Chiến lược doanh nghiệp - chiến lược quốc gia? Vũ khí tự vệ, vũ khí cạnh tranh? Công thức chiến thắng trên sân nhà - trên thế giới? Hình thái của kinh tế toàn cầu? Công thức thành công mới ra sao? Công thức cho năng lực thực thi thế nào...?Một loạt những khơi gợi của ông Vũ không chỉ dành cho giới doanh nhân mà còn dành cho rất nhiều sinh viên - thế hệ tương lai, nắm giữ vận mệnh đất nước. Ông Vũ trăn trở: “Tôi chỉ muốn nêu một vấn đề: chúng ta đang hội nhập, chúng ta đã biết lý thuyết, quy luật chơi của hội nhập chưa? Nếu chúng ta không chuẩn bị, cái giá phải trả là vô cùng lớn”.

Và ông cũng biết có nhiều người chưa hiểu đúng về ông. Nhưng ông nói: “Tôi đặt vấn đề đúng và tôi nói với những người có trách nhiệm với quốc gia”. Bằng chứng gần nhất là “Ngày hội sáng tạo vì thương hiệu Việt” do Trung Nguyên phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức cuối năm 2012 được rất nhiều diễn giả uy tín ủng hộ tham dự.

Và cuộc đấu trên đất Mỹ

Vài năm gần đây vào mỗi quán của Trung Nguyên có thể bắt gặp những câu chuyện của cà phê Việt Nam, của thế giới, câu chuyện của sáng tạo, của những người nông dân làm cà phê trên toàn cầu… Quán Trung Nguyên không chỉ có cà phê Việt Nam mà có cả cà phê của Nhật, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ… “Hãy để người Việt uống, cảm nhận cà phê để so sánh và biết được đâu là cà phê ngon nhất”. Ông nói, thị trường thay đổi, thế giới thay đổi, doanh nghiệp phải hiểu, phải thay đổi.

Quay lại câu hỏi: Starbucks đã vào Việt Nam, ông có lo lắng? Ông Vũ bảo: “Chẳng có gì phải lo ngại. Trung Nguyên đã chuẩn bị cho tất cả những điều này. Bạn chờ đi, Trung Nguyên sẽ có chỗ trên thị trường Mỹ và chiến thắng đối thủ ngay tại chính thị trường của họ. Tôi không nói trước sẽ mất bao lâu và làm thế nào, nhưng thời điểm này tôi có một đội ngũ hiểu được tôi, có cùng đam mê, khát vọng và sẵn sàng dấn thân cho nhiệm vụ này”.

Nói và làm. Phải chiến thắng ngay trên sân nhà của mình trước, lấy người tiêu dùng Việt Nam làm hậu phương để vững tâm bước ra thị trường nước ngoài. Ông chỉ lên tường, nơi có dòng chữ: “Tất cả cho cà phê” và “Kết nối và phát triển những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới”.

Ông không ngại chia sẻ: “Thử hỏi: có bao nhiêu doanh nhân chỉ lo làm giàu cho bản thân? Và có bao nhiêu doanh nhân nghĩ đến làm giàu cho đất nước này? Đời tôi có khi không làm xong, thế hệ khác sẽ làm. Thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ không phải là khởi nghiệp lập thân nữa, mà phải là “Kiến quốc khởi nghiệp”. Vâng, hy vọng đây không phải là lời nói suông và có thêm nhiều doanh nhân nữa cùng chí hướng với ông, cùng hành động cho Việt Nam

Theo Doanh Nhân

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG