Nguyên Tổng GĐ Agribank bị bắt : Còn những ai chịu trách nhiệm?

Nguyên Tổng GĐ Agribank bị bắt : Còn những ai chịu trách nhiệm?
Cho đến thời điểm Bộ trưởng Bộ Công an công bố việc đã khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng GĐ Agribank Phạm Thanh Tân về hành vi “thiếu trách nhiệm..." thì hậu quả của vụ án đã quá nặng nề. Hàng nghìn tỉ đồng của Agribank đã ''bốc hơi'' cùng dự án có cái tên khá sang trọng: Nhà máy Luxfashion.

Nguyên Tổng GĐ Agribank bị bắt : Còn những ai chịu trách nhiệm?

> Vụ bắt nguyên Tổng GĐ Agribank không gây ảnh hưởng lớn
> Vì sao nguyên Tổng giám đốc Agribank bị bắt?
> Khởi tố, bắt giam nguyên Tổng Giám đốc Agribank

Cho đến thời điểm Bộ trưởng Bộ Công an công bố việc đã khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng GĐ Agribank Phạm Thanh Tân về hành vi “thiếu trách nhiệm..." thì hậu quả của vụ án đã quá nặng nề. Hàng nghìn tỉ đồng của Agribank đã ''bốc hơi'' cùng dự án có cái tên khá sang trọng: Nhà máy Luxfashion.

Nhà máy Luxfashion - dự án gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng
Nhà máy Luxfashion - dự án gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng.

Thất thoát hàng nghìn tỉ đồng

Vụ việc bắt đầu lộ ra từ chuyện dự án Nhà máy Luxfashion- tọa lạc tại lô 1C, CCN Gián Khẩu, xã Gia Xuân, Gia Viễn, Ninh Bình- đóng cửa, không hoạt động sản xuất từ giữa tháng 8-2012. Được biết, dự án này được thực hiện bởi Cty liên doanh Lifepro Việt Nam (Lifepro Vietnam), thành lập theo chứng nhận đầu tư số 092032000004 do Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình cấp ngày 28-1-2011 với vốn điều lệ 50 triệu USD. Cổ đông của Lifepro Vietnam gồm Cty Hồng Kông Golden Principal Investment góp 63%- tương đương 31,5 triệu USD; ông Ahmed El Fedhi- quốc tịch Canada- góp 30%, tương đương 15 triệu USD; Cty Lifepro Vietnam 5%- tương đương 2,5 triệu USD; Cty đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế (Interserco) 2%- tương đương 1 triệu USD. Vậy nhưng, liên doanh này đã “vẽ” ra dự án với tổng vốn đầu tư lên tới trên 300 triệu USD; trong đó vốn xây dựng Nhà máy Luxfashion gần 193.190.655USD, vốn lưu động là 112,4 triệu USD. Người đại diện theo pháp luật là ông Yang Yong - chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị (SN 1980; quốc tịch Trung Quốc).

Sau khi dự án hoàn thành giai đoạn 1, ngày 30-3-2012 Lifepro Vietnam đã tổ chức khá ồn ào việc xuất khẩu sang thị trường Châu Âu lô hàng đầu tiên. Đến tháng 6-2012, dự án được Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho giải ngân phần vốn cố định bằng VND và ngoại tệ tương đương 3.000 tỉ đồng. Ngay sau đó, từ tháng 8-2012 Nhà máy Luxfashion dừng hoạt động, còn giám đốc Cty và hàng loạt chuyên gia nước ngoài bỏ về nước, mang theo món nợ 3.000 tỉ đồng của Agribank- chi nhánh Nam Hà Nội không hồi âm.

Trước tình huống này, Agribank- chi nhánh Nam Hà Nội chỉ còn biết gửi văn bản số 941/NHN-TD đề nghị Lifepro Vietnam không tiến hành các thủ tục chuyển nhượng cổ phần, cổ đông hay mọi sự thay đổi khác khi chưa có ý kiến của ngân hàng do toàn bộ tài sản của dự án đã được thế chấp, vay vốn tại Agribank- chi nhánh Nam Hà Nội; nhưng số tài sản gồm 11 dãy nhà xưởng cùng vài dây chuyền sản xuất chẳng đáng là bao so với số tiền mà Agribank đã rót cho dự án Nhà máy Luxfashion.

Còn ai phải chịu trách nhiệm?

Vụ việc nêu trên đã bị Cơ quan điều tra- Bộ CA khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Phạm Thị Bích Lượng - nguyên GĐ Agribank- chi nhánh Nam Hà Nội, về hành vi “vi phạm các quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng”. Tuy nhiên, cá nhân bà Lượng cũng như ông Tân không phải là những người duy nhất có thể gây vụ thất thoát hàng nghìn tỉ đồng của Agribank.

Được biết, “hạn mức” được phép quyết định cho vay của chức danh GĐ Agribank- chi nhánh Nam Hà Nội chỉ ở mức 20 tỉ đồng; còn để dẫn đến việc cho một dự án vay tới 3.000 tỉ đồng, theo phân quyền cho vay của ngân hàng này thì chắc chắn việc cho dự án này vay tiền này phải được cả một hội đồng thẩm định của ban lãnh đạo cao cấp của Agribank xem xét, quyết định. Do đó, việc Cơ quan điều tra bắt tạm giam ông Phạm Thanh Tân chưa phải đã là kết thúc. Chắc chắn sẽ còn nhiều lãnh đạo của Agribank lúc đó đã tham gia thẩm định cho vay vốn trong dự án này nhưng không thẩm định đúng thực tế dự án, dẫn đến việc mất hàng nghìn tỉ đồng.

Được biết, ngoài vụ “thụt két” 3.000 tỉ đồng nêu trên, trong khoảng thời gian giữ cương vị Tổng GĐ, ông Tân đã đưa Agribank trở thành ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước (tính đến hết ngày 30.6). Theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỉ lệ nợ xấu của Agribank chiếm 6,14%. Riêng trong năm 2012, có quá nhiều cán bộ của Agribank bị khởi tố, bắt tạm giam. Điển hình như vụ Nguyễn Tuấn Anh - nguyên Phó GĐ chi nhánh Cty vàng Agribank Hà Đông - đã bị cơ quan CSĐT- CA TP.Hà Nội bắt khẩn cấp ngày 9-5-2012 về hành vi “lạm dụng chức vụ, quyền hạn...”.

Một vụ “cộm cán” khác bị Cơ quan CSĐT- Bộ CA ra quyết định khởi tố bị can (ngày 18-5-2012), bắt tạm giam ông Đỗ Đức Hưng (nguyên GĐ chi nhánh Hồng Hà, thuộc Ngân hàng Agribank) về hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ do ông Hưng đã ký 8 bảo lãnh thanh toán không có hồ sơ, không hạch toán, không thu phí bảo lãnh cho một số Cty, với tổng số tiền hơn 345 tỉ đồng. Liên quan đến vụ việc này, hai cán bộ khác của Agribank Hồng Hà là Đỗ Thị Minh Hiền - Trưởng phòng tín dụng và Trương Đăng Dần - Phó phòng tín dụng - cũng bị khởi tố, bắt giam. Cơ quan CSĐT- Bộ CA cũng đã bắt tạm giam Hồ Đăng Trung - nguyên GĐ Agribank chi nhánh 6 và Hồ Văn Long - Trưởng phòng tín dụng Agribank chi nhánh 6- về hành vi “cố ý làm trái...”. Ngày 26-11-2012, Cơ quan CSĐT- Bộ CA đã bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh - nguyên GĐ chi nhánh Agribank Bến Thành (TPHCM).

Trước hàng loạt sai phạm của cấp dưới, với tư cách là Tổng GĐ Agribank (lúc đó), ông Tân phải là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hệ thống, quản lý cán bộ của Agribank.

Theo Lao động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG