World Bank dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,5%

World Bank dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,5%
TPO - Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2013 được Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) tại Việt Nam công bố ngày 21-1, dự báo, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 5,5% năm 2013.

> Việt Nam tăng trưởng 6,1% năm 2012
> Chuyên gia World Bank về Vân Đình làm tộc phả
> World Bank kêu gọi đối phó với tình trạng nghèo đói gia tăng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế của WB tại Việt Nam, về cơ bản, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm 2013 khoảng 5,5% là phù hợp với xu hướng tăng trưởng toàn cầu. Mức tăng trưởng này sẽ tăng lên 5,7% năm 2014 và khoảng 6% năm 2015.

Tuy nhiên, những yếu tố rủi ro đối với nền kinh tế cũng cần được xem xét thận trọng do lạm phát cơ bản của Việt Nam vẫn ở mức cao, trong khi sự cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.

Ngoài ra, so với các nước trong khu vực, dù đã có cải thiện trong năm 2012 nhưng dự trữ ngoại hối vẫn thấp.

Theo đánh giá của WB, việc triển khai chậm quá trình tái cơ cấu, kể cả giải quyết nợ xấu trong ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, đang là những vật cản tới tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

Ổn định vĩ mô vẫn là quan tâm chính của hầu hết người dân Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam không nên nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ quá sớm.

“Với tái cơ cấu ngành tài chính, Việt Nam cần làm rõ hơn về quy mô nợ xấu hiện nay. Nếu thành lập công ty mua bán nợ, cần quan tâm tới những vấn đề như nguồn kinh phí, nguyên tắc chuyển nhượng giá tài sản và khả năng thanh khoản, cũng như trách nhiệm giải trình hợp lý của bên vay…” - Ông nói.

Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện phó Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) - cho rằng, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là vừa phải phục hồi tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Con số tăng trưởng không phải quan trọng nhất, mà là mức độ tăng trưởng cần đảm bảo duy trì ở mức không gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Theo đánh giá của ông Andrew Burn, Trưởng nhóm Kinh tế Vĩ mô và là tác giả chính của Báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu 2013, để lấy lại đà tăng trưởng trước khủng hoảng, các nước đang phát triển một lần nữa phải chú trọng tới các chính sách thúc đẩy tăng năng suất.

Đối với các nước thu nhập cao, thắt chặt tài khóa, thất nghiệp cao và tiêu dùng yếu cùng với lòng tin của doanh nghiệp giảm sút sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.