> Bình Định: Cá ngừ bị ép giá vì câu bằng đèn cao áp
> Tranh chấp Biển Đông: ASEAN cần một tiếng nói chung
PGS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu phó Đại học KH&XHNV (Đại học Quốc gia Hà Nội): Trước các hành động vi phạm của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam, chúng ta cần có các chính sách hỗ trợ ngư dân kịp thời.
Vừa đẩy mạnh tuyên truyền, vừa tiếp thêm tiềm lực kinh tế, phương tiện giúp ngư dân vững vàng vươn khơi. Đặc biệt, trong bối cảnh gia tăng sự trấn áp, kiểm soát tàu thuyền vô lý, cần nhanh chóng đẩy mạnh các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển trực tiếp hỗ trợ ngư dân trên biển.
PGS.TS Nguyễn Tác An, Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam: Việt Nam đã bắt đầu tổ chức lại cách khai thác qua các tổ đội, hợp tác xã khai thác biển; xây dựng quỹ hỗ trợ ngư dân. Đây là những giải pháp cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Đồng thời, cần chú trọng giải thích, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân hiểu về vùng biển chủ quyền Việt Nam, kết hợp đội ngũ bảo vệ ngư dân có thực lực, giải pháp ứng cứu.
Bên cạnh đó, về lâu dài, chúng ta xây dựng đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học, có uy tín trước quốc tế để phản biện các luận điệu xuyên tạc, hành vi sai trái của Trung Quốc trước công luận quốc tế.
Mặt khác, kịp thời xây dựng các cơ sở dữ liệu về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, hệ thống hóa tài liệu chủ quyền trên quy mô cả nước. Không chỉ giúp nhân dân trong nước tra cứu, tìm hiểu thông tin mà có thể dễ dàng công bố ra nước ngoài, để tranh thủ sự nghiên cứu, đánh giá của các học giả thế giới.
TS. Nguyễn Nhã (TPHCM), chuyên gia nghiên cứu biển Đông: Thế mạnh Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo chính là những bằng chứng lịch sử xác đáng. Việt Nam cần tận dụng thế mạnh này trước công luận quốc tế để ngăn chặn các hành vi xâm lấn chủ quyền này.
Nguyễn Huy
ghi