Làn sóng hạ chỉ tiêu lợi nhuận

Nhiều doanh nghiệp bất động sản xin hạ chỉ tiêu lợi nhuận (Ảnh minh họa) Ảnh: Hồng Vĩnh
Nhiều doanh nghiệp bất động sản xin hạ chỉ tiêu lợi nhuận (Ảnh minh họa) Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Năm 2012 chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là kết thúc năm đây là giai đoạn chạy nước rút của các doanh nghiệp để hoàn thành chỉ tiêu và báo cáo cổ đông. Tuy nhiên niêm yết trên sàn chứng khoán không chỉ hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch

> Những đại gia 'bật bãi' khỏi ngân hàng
> Chứng khoán, bắt đáy và chờ!

Nhiều doanh nghiệp bất động sản xin hạ chỉ tiêu lợi nhuận (Ảnh minh họa) Ảnh: Hồng Vĩnh
Nhiều doanh nghiệp bất động sản xin hạ chỉ tiêu lợi nhuận (Ảnh minh họa). Ảnh: Hồng Vĩnh.

Theo thống kê chưa đầy đủ đến giữa tháng 11-2012 đã có vài chục doanh nghiệp niêm yết xin hạ chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm 2012. Đây có thể mới là con số khởi đầu vì số doanh nghiệp có lợi nhuận 9 tháng sụt giảm còn khá nhiều.

Mới đây, Công ty Cổ phần COM A18 (CIG) thông báo đến cổ đông hạ lợi nhuận từ mức 25 tỷ đồng xuống còn âm 10 tỷ đồng sau khi kết quả kinh doanh 9 tháng lỗ hơn 5 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp niêm yết khác là CTCP XD & KD Địa ốc Tân Kỷ (TKC) công bố quyết định giảm mạnh kế hoạch kinh doanh 2012 từ 12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế xuống 1 tỷ đồng. Ngoài ra, TKC dừng kế hoạch chia cổ tức 10% như ban đầu. Trong 9 tháng đầu năm 2012, doanh nghiệp này lỗ gần 800 triệu đồng.

TKC và Coma 18 chỉ là trong số rất nhiều doanh nghiệp bất động sản làm ăn sa sút phải hạ chỉ tiêu lợi nhuận. Nhiều cái tên có tiếng khác trong ngành cũng đang xếp hàng chờ xin ý kiến cổ đông thông qua việc cắt giảm vài chục tỷ đồng lợi nhuận so với kế hoạch ban đầu.

Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (PVV) xin giảm chỉ tiêu lợi nhuận từ 40 tỷ đồng xuống còn 2 tỷ đồng, CTCP Đầu tư & Xây dựng HUD3 (HU3) cũng điều chỉnh lợi nhuận từ 50 tỷ đồng xuống 30 tỷ đồng. Kể cả ông lớn như Tập đoàn FPT cũng dự kiến lợi nhuận “hụt” gần 500 tỷ đồng so với kế hoạch hồi đầu năm.

Bên cạnh đó, một số đơn vị còn thoi thóp được thì xin “cố gắng không lỗ”. Kèm theo việc hạ kế hoạch kinh doanh, nhiều các doanh nghiệp phải xin “khất” cổ tức hoặc cắt giảm bớt.

Tính đến thời điểm này, đã có hơn 154 doanh nghiệp niêm yết bị lỗ trong quý 3/2012, khoảng 200 doanh nghiệp chưa thực hiện được 50% kế hoạch. Số lượng vượt chỉ tiêu đề ra khoảng 70 doanh nghiêp, con số này còn khiêm tốn so với hơn 700 doanh nghiệp đang niêm yết.

Sự suy yếu của nền kinh tế cùng với tín dụng bị thắt chặt và lãi suất cao làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đa số họ than phiền là chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn ở mức lãi suất hợp lý để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Ngay cả khối ngân hàng vốn “lãi khủng” giờ đây cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Lợi nhuận tính đến quý 3 của khối này sụt giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại đã có một số ngân hàng báo lỗ cả ngàn tỷ đồng.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, nhiều doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đã không lường hết được khó khăn năm 2012. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn dự báo Chính phủ sẽ có những động thái kích cầu trong năm 2012 để phát triển như các năm trước nên họ xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa theo triển vọng đó.

Ông Hiển cho rằng, tình trạng khó khăn bắt đầu xuất hiện từ quý 1 và quý 2 nhưng để đến hết quý 3 mới thông báo đến cổ đông. Điều này thể hiện tính chưa chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp và cho thấy họ dự báo khá yếu kém nhưng quá kỳ vọng vào sự thay đổi tình thế hoặc có bước đột biến ở quý cuối năm.

Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ thói quen kinh doanh của doanh nghiệp Việt. Phần lớn doanh nghiệp muốn xây dựng một kế hoạch có “màu hồng” là năm sau cao hơn năm trước để làm vui lòng cổ đông và vừa tạo áp lực cho nhân viên.

Mặt trái của việc này là giảm độ tin cậy của nhà đầu tư nếu doanh nghiệp không thực hiện được như cam kết ban đầu.

Kỳ vọng vào sự phục hồi trong năm 2012, nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận khá “đẹp”, tuy nhiên đến hết quý 3 không ít trong số đó phải hạ chỉ tiêu. Doanh nghiệp vỡ kế hoạch ngoài việc khó khăn của nền kinh tế còn do thiếu năng lực dự báo. Ngoài ra, không loại trừ doanh nghiệp còn “mắc bệnh” thích hoành tráng. Với những cổ đông nhận được thông tin hạ chỉ tiêu của những đơn vị mình góp vốn thì cũng chỉ biết ngậm ngùi và đành phải chấp nhận.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.