Nới hạn mức tín dụng, lo suy thoái kép

Nới hạn mức tín dụng, lo suy thoái kép
TP - TS Lê Thẩm Dương- Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM trao đổi với PV Tiền Phong xung quanh vấn đề Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa nới hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng thương mại lên đến 27% thay vì các mức như hồi đầu năm là 17%,15%,13%/năm.

> Chuyên gia quốc tế nói về tăng trưởng, lạm phát, nợ xấu

Tiến sĩ
TS Lê Thẩm Dương.

Theo ông, việc tăng trưởng tín dụng tác động thế nào đến nền kinh tế?

Trước mắt phải thúc đẩy GDP, và (thúc đẩy sự phát triển của) doanh nghiệp (DN) nên NHNN buộc phải tăng tín dụng. Cách tăng, một là hạ lãi suất xuống, hai là giúp DN và ngân hàng thương mại “kết nối” bằng cách gia tăng cơ cấu nợ.

Tín dụng phải tăng 6-8% mới hy vọng khôi phục được DN, mới đạt được mục tiêu GDP đề ra. Tăng trưởng tín dụng có tác động tích cực là làm cho GDP tăng. Nhưng cũng có tác động ngược lại, nếu quản trị không khéo thì sẽ dễ xảy ra suy thoái kép.

Ông có thể nói rõ hơn những lo ngại về suy thoái kép?

Suy thoái kép như hình chữ W. Nới hạn mức tín dụng gây tác dụng phụ là lạm phát và suy thoái nên người ta gọi là hiện tượng suy thoái kép. Suy thoái kép có khả năng sẽ xuất hiện vào đầu năm 2013.

Trước mắt có tác động gì, thưa ông?

Nó có tác động tức thì, đó là giải quyết được hàng tồn kho của DN, giải quyết được hợp đồng các DN đã ký, làm cho GDP không sụt giảm, nếu không muốn nói là sẽ dẫn đến hiện tượng gia tăng.

Nới hạn mức tín dụng chắc chắn là ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nhưng NHNN quản trị theo lạm phát mục tiêu, nên người ta làm chủ tình hình, khác với mọi năm là ở chỗ đó, nên tác động tích cực nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên hạn mức được nâng lên như vậy.

Còn tác động tiêu cực thì sao, thưa ông?

Tác động tiêu cực tất nhiên là có. Vì nếu tăng về số lượng thì về mặt biện chứng sẽ làm giảm chất lượng. Khi tăng đầu tư công, tăng tín dụng thì thông thường phải kèm theo những giải pháp mà mình phải tặc lưỡi, đó là chấp nhận giảm về chất lượng tăng trưởng.

Thứ hai, sẽ là hậu quả lâu dài, có khả năng khiến lạm phát xuất hiện trở lại ở đầu năm 2013, nhưng phải chấp nhận vì nó như một quả lắc dao động, lắc đi rồi lắc về. Nhưng mỗi lần như thế độ dao động giảm đi và dần dần con lắc mới dừng lại.

Liệu trong thời gian tới NHNN có tiếp tục nới hạn mức tín dụng lên nữa, thưa ông?

Tôi nghĩ NHNN đã tính toán hết, tại sao không phải là 28 hoặc 26%, nên tôi nghĩ nâng lên nữa là không có.

Theo ông, tăng trưởng tín dụng có tạo ra cuộc chạy đua huy động vốn giữa các ngân hàng?

Đó là điều chắc chắn có. Nhưng vấn đề là kinh doanh, anh nào mạnh thì thắng, nhưng chắc gì đạt được 27%.

Đại Dương

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói về việc sáp nhập hai bộ
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói về việc sáp nhập hai bộ
TPO - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan mới sau hợp nhất với bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp cho ý kiến thẩm định trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Kiểm toán Nhà nước chuyển hai hồ sơ sang cơ quan điều tra
Kiểm toán Nhà nước chuyển hai hồ sơ sang cơ quan điều tra
TPO - Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 2 hồ sơ sang cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ, gồm: Một vụ việc có dấu hiệu vi phạm trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn của Công ty TNHH TMDV Xuất nhập khẩu Cao Nguyên BP; và một vụ việc có dấu hiệu khai thác khoáng sản trái phép của Công ty TNHH MTV Hoàng Thanh Thúy.