Hạ trần lãi suất huy động còn 11%/năm

Hạ trần lãi suất huy động còn 11%/năm
TP – Chiều qua, 25-5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, bắt đầu từ 28-5, quyết định giảm thêm 1% lãi suất huy động. Như vậy, đây là lần thứ 3 kể từ đầu năm tới nay mặt bằng lãi suất giảm, tổng cộng 3%/năm.

> Đồng loạt giảm lãi suất thêm 1% một năm

Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm xuống còn 12%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm xuống còn 13%/năm.

Lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm xuống 10%/năm. Lãi suất tiền gửi tối đa VND đối với tiền tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 4%/năm xuống còn 3%/năm.

Đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên giảm từ 12%/năm xuống còn 11%/năm. Riêng Quỹ tín dụng nhân dân ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 12,5%/năm xuống 11,5%/năm.

Cùng với hạ lãi suất huy động, NHNN tiếp tục điều hành giảm 1%/năm tức từ 15%/năm xuống còn 14%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại đối với khách hàng ở một số lĩnh vực ưu tiên, như: sản xuất nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa...

Lý do giảm lãi suất, chủ yếu căn cứ lạm phát giảm. Chỉ số lạm phát tháng 5 chỉ tăng 0,18%, tính chung 5 tháng đầu năm mới ở mức 2,78%. Đây là mức tăng thấp so với cùng kỳ.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho rằng việc giảm lãi suất điều hành này là hợp lý bởi toàn bộ hệ thống NHTM nói chung đang thừa vốn, thiếu thanh khoản chỉ còn xảy ra tại một số ít ngân hàng. Theo ông Hưởng, NHNN vẫn có thể giảm nữa, vì ngân hàng đang dư vốn.

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất cho vay xuống 14%/năm thông qua các gói dành cho những đối tượng ưu tiền. Thậm chí ngân hàng Liên Việt Bưu điện còn giảm lãi suất xuống 12%/năm cho hộ nông dân và DN xuất khẩu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.