Thực hư bất động sản chạm đáy

Khu biệt thự tại Linh Đàm. Ảnh: Ngọc Mai
Khu biệt thự tại Linh Đàm. Ảnh: Ngọc Mai
TP - Đang diễn ra một nghịch lý khó hiểu: Nhiều dự án bất động sản (BĐS) tuyên bố giá chạm đáy, nhưng ít người quan tâm, trong khi đa số “thượng đế” có nhu cầu lại thấy đáy quá xa vời.

> ‘Nợ xấu bất động sản vẫn trong tầm kiểm soát’

Khu biệt thự tại Linh Đàm. Ảnh: Ngọc Mai
Khu biệt thự tại Linh Đàm. Ảnh: Ngọc Mai.

Giá chạm đáy chỉ là giấc mơ

Cầm 1 tỷ đồng nhiều tháng nay nhưng chị Bích Hồng (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa mua được căn hộ chung cư. “Nhiều dự án công bố giảm giá sốc, nhưng muốn tìm dự án căn hộ dưới một tỷ đồng trở xuống rất khó. Gia đình tôi không thuộc diện mua nhà ở xã hội, cũng không thể huy động thêm được tiền nữa nên chỉ có cách chờ giá hạ tiếp”, chị Bích Hồng nói.

Theo khảo sát của PV Tiền Phong, dù nhiều dự án giảm giá ở mức hấp dẫn dưới 20 triệu đồng/m2, như Văn Phú Victoria (Hà Đông, Hà Nội) còn 16 - 16,5 triệu đồng/m2 (trước đó bán: 22 – 25 triệu/m2), nhưng diện tích lớn (từ 95 - 115 m2) nên giá căn hộ nhỏ nhất tại đây cũng khoảng 1,52 tỷ/căn. Do đó, những người như chị Bích Hồng chỉ biết ngồi mơ giá nhà chạm đáy để mua.

Trước sự giảm giá ồ ạt của nhiều chung cư, biệt thự ở Hà Nội, theo Tổng GĐ Cty CP Coma 18 Lê Huy Lân thì đây chỉ là chiêu thức bán hàng của doanh nghiệp.

“Mỗi doanh nghiệp có kiểu bán hàng riêng. Có doanh nghiệp họ đưa ra giá ngất ngưởng ban đầu, sau đó tùy vào thị trường để hạ. Thực chất không hề giảm giá lỗ như họ tuyên bố”, ông Lân nói. Ông Lân cũng tiết lộ, các dự án giảm giá chỉ rơi vào chung cư cao cấp, biệt thự, nhà liền kề nên dù có giảm cũng không đến phần những người tiêu dùng ít tiền.

Còn ông Nguyễn Văn Đực-Giám đốc Cty Địa ốc Đất Lành cho biết: “BĐS đã phát triển quá nóng nhất là phân khúc cao cấp. Đây là những phân khúc có giá cao, sự mua bán chỉ rơi vào nhà đầu tư, đầu cơ. Khi thị trường có vấn đề, loại này buộc phải hạ vì đã bị đẩy lên quá cao, nhưng vẫn chưa về với giá trị thực của nó. Các chủ đầu tư đã quá chú trọng đến phân khúc cao cấp mà bỏ rơi loại trung bình”.

Lúng túng quản lý thị trường BĐS

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách Nhà ở và Thị trường bất động sản diễn ra sáng 14-2 tại Bộ Xây dựng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, vấn đề bất động sản đóng băng như hiện nay là do thanh khoản. “Chúng ta rất lúng túng, tham mưu chậm trong việc quản lý thị trường bất động sản. Việc điều hành phân khúc nhà ở còn vướng mắc, thậm chí việc phát hiện ra phân khúc cao cấp quá tải còn chậm.

BĐS đặt quá nhiều gánh nặng lên ngân hàng. Do đó khi ngân hàng dừng cho vay đã khiến BĐS chững lại”, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trong năm nay, Bộ Xây dựng phải nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở, BĐS.

Chia sẻ với báo chí bên lề cuộc họp, Cục trưởng Quản lý Nhà ở và Thị trường BĐS Nguyễn Mạnh Hà, cho biết: “Trên thực tế nhu cầu thị trường vẫn có, nhưng nhu cầu và khả năng thanh toán của người dân là khác nhau. Do đó, doanh nghiệp phải tự điều chỉnh hoạt động của mình để tự cứu mình vượt qua khó khăn”.

Tháng 3, trình Thủ tướng mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở

Theo Dự thảo mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở, đối tượng có nhu cầu mua nhà ở xã hội tham gia quỹ tự nguyện và không bắt buộc. Số tiền đóng góp hàng tháng không tính theo tỷ lệ tiền lương mà tính theo nhu cầu của khoản vay dự kiến.

Quỹ sẽ cho vay khi đủ 2 điều kiện: Đã đóng (quỹ) tối thiểu 30% giá trị nhà ở cần mua, thuê; đã tham gia đóng tối thiểu từ 5 năm trở lên, mức đóng chia đều cho hàng tháng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.