Lãi suất sẽ theo xu hướng giảm

Lãi suất sẽ theo xu hướng giảm
TP - Năm 2011, vận hội kinh tế đất nước sẽ đứng trước những thách thức nào? Người dân nên đầu tư tiền vào đâu để có lời? Nhân dịp đầu năm mới, PGS- TS Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu Trưởng ĐH Kinh tế TPHCM- thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia dành cho Tiền Phong cuộc trao đổi.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân:

Lãi suất sẽ theo xu hướng giảm

TP - Năm 2011, vận hội kinh tế đất nước sẽ đứng trước những thách thức nào? Người dân nên đầu tư tiền vào đâu để có lời? Nhân dịp đầu năm mới, PGS- TS Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu Trưởng ĐH Kinh tế TPHCM- thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia dành cho Tiền Phong cuộc trao đổi.

aaaaa
PGS- TS Trần Hoàng Ngân.

Ông Trần Hoàng Ngân nói: Điểm lưu ý nhất trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là không nhắc đến chỉ tiêu mà nhấn mạnh tới chất lượng tăng trưởng. Có thể hiểu như vậy, chúng ta đang chuẩn bị một nền móng tốt để hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

Không nên đồng loạt tăng giá

Theo ông, kinh tế thế giới năm 2011 sẽ có những tác động và ảnh hưởng gì tới nền kinh tế trong nước. Trong điều hành chính sách tiền tệ, chúng ta sẽ phải lưu ý những vấn đề gì?

Nói chung, Chính phủ cần chuẩn bị những kịch bản cho việc ứng phó với tình hình tài chính tiền tệ bất thường. Ví dụ: Những gói hỗ trợ của Mỹ nếu có, dòng chảy USD nếu vào Việt Nam như năm 2007 (khả năng lớn) thì chính sách ứng phó của chúng ta thế nào; Giá dầu trên 120 USD/thùng thì ứng phó ra sao, giá lương thực thế giới tăng, giá xuất khẩu gạo tăng ảnh hưởng lạm phát...vv.

Về chính sách tiền tệ, cá nhân tôi cho rằng hiện đã hết dư địa để có thể thay đổi trong điều hành. Lãi suất đã lên đến đỉnh, chỉ còn làm theo tín hiệu thị trường. Trước mắt Ngân hàng Nhà nước phải giữ để lãi suất không lên nữa. Và phải giảm ngay lập tức khi lạm phát được kiểm soát (bắt đầu cuối quý I-2011 giảm lãi suất là phù hợp).

Như vậy có mâu thuẫn hay không khi mà sang đến cuối quý I đầu quý II-2011 dự kiến một số mặt hàng như xăng dầu, than, điện, xi măng rục rịch tăng giá, khi đó chỉ số lạm phát sẽ có thể tăng mạnh?

Vấn đề quan trọng là phải giữ ổn định các mặt hàng xăng dầu, than, điện...Dự kiến sau Tết Nguyên đán sẽ có điều chỉnh và chắc chắn sẽ làm tăng lạm phát. Nhưng tất cả những tác động này đã được tính trọn gói trong chỉ số lạm phát 7% của năm 2011. Vấn đề cốt lõi ở đất nước mình vẫn là tăng giá đến từ yếu tố tâm lý. Như vậy, việc tăng giá những mặt hàng trên nên rải đều ra từng tháng một, tránh gây sốc giá, ngăn chặn hiện tượng "té nước theo mưa".

Lãi suất giảm dần

Mục tiêu của Chính phủ sẽ đẩy vốn cho nền kinh tế phát triển sản xuất trong bối cảnh năm 2011, ngành ngân hàng đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 23% (năm 2010 mục tiêu 25% trên thực tế hơn 27%- PV).Như vậy có đảm bảo vốn cho doanh nghiệp và mặt bằng lãi suất sẽ có diễn biến thế nào, thưa ông?

Thủ tướng đã chỉ đạo năm nay tăng trưởng tín dụng theo yếu tố thắt chặt chi tiêu ngân sách. Năm 2010, bội chi đã ở mức 5,8%; năm 2011 Quốc hội đặt mục tiêu còn 5,3%. Vừa rồi Chính phủ quyết tâm đặt mục tiêu cao hơn, thắt chặt chi tiêu ngân sách mạnh mẽ hơn nữa. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 23% theo tôi là phù hợp vì những năm trước cũng không đặt quá cao.

Vấn đề ở chỗ làm thế nào để chúng ta "thắt lưng buộc bụng", giãn những công trình không cần thiết hoặc có thể lùi thời gian đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng vốn và quan trọng nhất - cung ứng vốn cho sản xuất thay vì đầu tư dàn trải.

Mục tiêu của Chính phủ năm nay cũng đã rõ ràng, lạm phát không quá 7%; như vậy lãi suất huy động không thể quá 10-12%/năm. Hội đồng tư vấn tiền tệ cũng nhận định quý 1- 2011 lãi suất sẽ là 14%/năm- 17%/năm (huy động - cho vay); sang đến quý 2 và 3-2011 giảm xuống còn 12%/năm- 14,5%/năm.

Liên quan đến thị trường ngoại hối 2011, Hội đồng tư vấn tiền tệ có kiến nghị cụ thể gì trong điều hành với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước?

Về tỷ giá, tôi đã có ý kiến với Chính phủ, nên điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với thị trường. Trong chỉ đạo của Thủ tướng cũng đề nghị phải linh hoạt. Điều chính tỷ giá (ở mức 20.500 VND/USD) thì nên để lãi suất VND cao ở mức hợp lý, có như vậy mới khuyến khích được người dân không rút tiền đồng sang mua ngoại tệ. Đồng thời, cần có lãi suất trần ở mức thấp trong tiền gửi ngoại tệ, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ.

Năm 2011, USD không còn biến động mạnh, do đó, VND có thể lên giá. Thời điểm điều chỉnh biên độ phù hợp nhất là trong tháng 1 này, khi các luồng vốn ngắn hạn vào Việt Nam có xu hướng tăng, giá USD tự do có xu hướng giảm cùng với thông tin nguồn kiều hối chảy về, dự kiến lên đến 8 tỷ USD.

Cảm ơn ông.

Khánh Huyền
(Thực hiện)
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG