Có thể có đại dương trên mặt trăng của sao Thổ

Có thể có đại dương trên mặt trăng của sao Thổ
Trong một báo cáo mới đăng tải trên tờ Science, các nhà khoa học Mỹ cho biết, trên mặt trăng Titan của sao Thổ có thể có đại dương, mở ra hi vọng tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái đất.

Giả thiết trên bề mặt Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, có đại dương đã được đưa ra cách đây vài năm, và nay càng được củng cố khi các hình ảnh rađa từ tàu thăm dò Cassini-Huygens cho thấy (có vẻ như) có sự hiện diện của một hồ chứa nước lỏng bên dưới lớp băng dày của Titan.

Điều này cũng có nghĩa là trên mặt trăng Titan có hai thành phần cần thiết cho sự sống: nước và các phân tử hữu cơ.

"Nếu thông tin này được xác nhận, Titan sẽ là mặt trăng thứ tư ngoài hệ Mặt trời được cho có đại dương ngầm, bên cạnh 3 mặt trăng của sao Mộc là Ganymede, Callisto và Europa", các nhà khoa học Trường ĐH Johns Hopkins viết. 

Tàu thăm dò Cassini-Huygens là một dự án chung của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) và Cơ quan Không gian Ý (ASI), bắt đầu theo dõi bề mặt Titan vào năm 2004.

Vào thời điểm đó, các nhà khoa học cho rằng Titan bị bao phủ hoàn toàn bởi một đại dương hydrocarbon.

Tuy nhiên chỉ 1 năm sau, các hình ảnh chụp được cho thấy phần lớn bề mặt Titan ở thể rắn với nhiều đụn cát, rãnh, miệng núi lửa…

Theo Minh Anh
Tuổi trẻ

MỚI - NÓNG