> Học bổng đại học và tiến sĩ tại Ba Lan
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Tài nguyên đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học hàng đầu thế giới và phù hợp điều kiện thực tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Mục tiêu của ngành là đào tạo cử nhân ngành Kinh tế Tài nguyên có kiến thức rộng về kinh tế, chuyên sâu về kinh tế tài nguyên, khả năng phân tích, tư duy làm việc độc lập, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh theo chuẩn TOEIC (hoặc tương đương), hoặc tiếng Pháp theo chuẩn DELF, tiếng Trung theo chuẩn HSK.
Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các cơ quan quản lý, đơn vị trực thuộc Bộ Tài Nguyên & Môi trường, các Sở, Phòng, Ban Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành khai thác, sử dụng tài nguyên như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ VH-TT&DL, Bộ Tài chính…, các doanh nghiệp, tổ chức quản lý, sử dụng tài nguyen.
Hướng chuyên sâu chính của ngành là kinh tế tài nguyên biển, nước, đất và khoáng sản. Sinh viên được học bổ trợ các môn như: Kinh tế vùng lãnh thổ, Kinh tế quốc tế, Dân số và tài nguyên, Hải dương học, Khoáng sản và địa chất học, Địa lý thủy văn, Hệ thống thông tin địa lý (GIS), Bản đồ học, Viễn thám…
Ngành có sự hợp tác quốc tế với Trung tâm nghiên cứu Đông và Đông Nam Á thuộc Đại học Tổng hợp Lund (Thụy Điển), một số dự án vay vốn của WB, ADB trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất và phát triển lâm nghiệp…
PGS.TS Vũ Thị Minh, Trưởng Tiểu ban ngành Kinh tế Tài nguyên, cho biết, nhân lực ngành tài nguyên hiện nay vừa thiếu vừa yếu. Lao động trong toàn ngành hiện có gần 50.000 người, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu nhân lực của ngành lên tới hơn 4,5 vạn người. Đây là cơ sở để Trường Đại học Kinh tế quốc dân mở thêm khoa Kinh tế tài nguyên theo quyết định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
So với điểm chuẩn vào trường, thí sinh đăng ký vào khoa Kinh tế Tài nguyên được ưu tiên giảm 01 điểm.