Chọn ngành để làm việc gần nhà

Học sinh THPT tham quan xưởng thực hành của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Ảnh: Quang Phương
Học sinh THPT tham quan xưởng thực hành của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Ảnh: Quang Phương
TP - Năm đầu tiên, Bộ GD&ĐT bổ sung khối A1. Hàng trăm băn khoăn của thí sinh và phụ huynh xung quanh việc chọn thi khối này. Nhiều học sinh muốn sau khi tốt nghiệp ĐH, CĐ sẽ trở về quê nhà làm việc nhưng lại không biết địa phương mình đang thiếu nhân lực trong lĩnh vực nào…

> Tuyển sinh ĐH-CĐ: Bổ sung nhiều điểm mới

Học sinh THPT tham quan xưởng thực hành của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Ảnh: Quang Phương
Học sinh THPT tham quan xưởng thực hành của trường ĐH
Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Ảnh: Quang Phương.

Băn khoăn khối A1

Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD – ĐT quyết định bổ sung thêm khối thi A1 (toán, lý, tiếng Anh) bên cạnh những khối thi truyền thống. Trong đó, hai môn toán và lý sẽ thi chung đề với khối A, môn tiếng Anh sẽ thi theo đề riêng dành cho khối A1.

Trường nào, ngành nào có thi, có xét tuyển khối này? Hiện phần lớn ngành học ở các trường có tuyển khối A đều có tuyển bổ sung khối A1 như: ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Kinh tế, Luật… (ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Tài chính Marketing… Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường giữ nguyên các khối thi truyền thống như: ĐH Cần Thơ, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, các trường đào tạo ngành công an...

Để biết trường nào, ngành nào có tuyển khối A1, các thí sinh có thể tìm hiểu thông tin trên trang web của Bộ GD-ĐT, các trường đại học, trang web của các báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Cần lưu ý rằng trong một trường ĐH, CĐ không phải ngành nào tuyển khối A cũng tuyển bổ sung khối A1.

Khi đăng ký khối A1 nhưng không trúng tuyển có thể xét tuyển vào các ngành khối A không? ThS Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Tài chính Marketing cho rằng: Thí sinh thi khối A1, không trúng tuyển chỉ có thể đăng ký xét tuyển NV2, NV3 vào các ngành, trường có xét tuyển khối A1. Tuy nhiên, năm nay nhiều trường thông báo chỉ tổ chức thi tuyển khối A, nhưng khi xét tuyển đợt 2 họ xét tuyển cả hai khối A và A1.

Các ngành tuyển cùng lúc khối A và khối A1 thì liệu điểm chuẩn có bị đẩy lên cao so với các năm trước hay không? TS Trần Thế Hoàng, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế TPHCM cho rằng: Năm nay, ĐH Kinh tế TPHCM sẽ thi tuyển khối A và A1. Nếu các bạn ôn tập toán, lý, hóa thì vẫn yên tâm thi khối A. Nếu các bạn học tốt toán, lý và tiếng Anh thì nên thi khối A1.

Trường sẽ cân nhắc điểm chuẩn của khối A, A1 dựa trên số lượng đăng ký thi của mỗi khối và kết quả làm bài. Điểm chuẩn hai khối này có thể không chênh lệch nhiều để số thí sinh trúng tuyển của hai khối không quá chênh lệch.

Chọn ngành theo nhu cầu nhân lực địa phương

Không ít thí sinh có ý định chọn thi vào các trường ĐH, CĐ ở các thành phố nhưng sau khi ra trường mong muốn được về tỉnh nhà làm việc. Tuy nhiên, các thí sinh này lại không nắm rõ nhu cầu nhân lực các ngành nghề ở địa phương trong tương lai như thế nào.

Trong một chương trình tư vấn tại Huế, một học sinh cho biết: Em chưa định hướng mình làm nghề gì, nhưng em dự định sẽ về Huế làm để ở gần gia đình. Em nên chọn học ngành gì, trường nào? Theo TS Hoàng Hữu Hòa - trưởng Ban Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục - ĐH Huế: Có hai nhóm ngành rất cần cho hiện tại và tương lai của thành phố Huế khi Huế trực thuộc T.Ư. Đó là nhóm ngành y dược và du lịch - dịch vụ. Thừa Thiên - Huế đã và đang xây dựng hai bệnh viện ở phía Nam và Bắc của Thừa Thiên- Huế.

Để có thể đậu ĐH và có việc làm tại địa phương sau khi ra trường, các em lưu ý các điểm sau: Tham khảo điểm chuẩn của các ngành mọi năm, tùy theo năng lực của mình để chọn ngành. Ý kiến của gia đình chỉ nên tham khảo. Không nên sĩ diện, chúng ta phải chọn ngành phù hợp khả năng, điều kiện kinh tế gia đình.

ThS Nguyễn Vĩnh An, trường ĐH Cần Thơ cho rằng: ĐBSCL có thế mạnh về thủy sản và phát triển mạnh kinh tế thủy sản, đem lại nguồn lợi ngoại tệ thông qua xuất khẩu. Do đó, ngành này cần nhu cầu nhân lực rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các chi cục quản lý nguồn lợi thủy sản, Sở NN-PTNT, các công ty nuôi trồng chế biến thủy sản...

Trong khi đó, TS Ngô Tấn Lực - Hiệu trưởng ĐH Tiền Giang nói: ĐBSCL có số lao động qua đào tạo rất thấp. Tại Tiền Giang, khối ngành kinh tế, y tế, khoa học xã hội… nhu cầu còn khá lớn. Riêng ngành sư phạm thí sinh cần hết sức cân nhắc vì nhân lực đã tương đối đủ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.