Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục

Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục
TPO - Trong khoảng từ 17h24 đến 23h (giờ GMT) ngày 15 - 6, người dân một số nước Châu Âu, Châu Phi, Trung Á và Australia đã được chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài nhất trong vòng 11 năm qua.

> Nguyệt thực toàn phần màu đỏ

Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục ảnh 1

Nguyệt thực diễn ra từ 17h24 đến 23h nhưng nguyệt thực toàn phần chỉ bắt đầu từ 19h22 đến 21h02. Nguyệt thực toàn phần trong 100 phút là khoảng thời gian lâu nhất từ thàng 6 - 2000 đến nay.

Ở Mỹ, các nhà quan sát có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần từ lúc 20h. Chỉ có Scotland và phía bắc Scandinavia không thể quan sát được nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt thực toàn phần là khi trái đất che kín mặt trăng tuy nhiên ánh sáng mặt trời vẫn lọt qua được và tạo nên màu đỏ.

Ở Châu Mỹ, chỉ có các nước Brazil, Uraguay và Argentina có thể quan sát được nguyệt thực toàn phần. Toàn bộ bắc Mỹ không thể quan sát được.

Tây Á, tây Australia và New Zealand không thể quan sát được đoạn cuối của quá trình nguyệt thực toàn phần vì chúng xuất hiện sau khi mặt trăng lặn.

Người dân ở các nước Châu Âu, Châu Phi, Trung Á và Australia quan sát được nguyệt thực toàn phần rõ ràng nhất.

Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục ảnh 2
Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục ảnh 3
Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục ảnh 4
Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục ảnh 5
Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục ảnh 6
Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục ảnh 7
Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục ảnh 8
Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục ảnh 9
Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục ảnh 10

Nhật Hạ
Theo BBC, Allvoices

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.