Ông La Minh Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Du lịch thành phố Cần Thơ nói: “Tôi ủng hộ các bạn trẻ gắn khóa tình yêu trên cầu vì đó sẽ là ấn tượng, kỷ niệm khó quên khi đặt chân đến Cần Thơ. Hơn nữa, cầu đi bộ Cần Thơ nối từ bến Ninh Kiều sang nhà hàng Hoa Sứ (cồn Cái Khế) có vị trí đẹp là đứng trên cầu ngắm được cầu Cần Thơ, dòng sông hậu và bến Ninh Kiều thơ mộng”.
Đồng tình với quan điểm của ông Hồng, anh Nguyễn Duy Phúc ở Thành Đoàn Cần Thơ còn đề xuất, tổ chức thi thiết kế mẫu ổ khóa cầu đi bộ Cần Thơ trên cả nước. Đồng thời, triển lãm, giới thiệu những thành tự kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố qua các bức ảnh của nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh phục vụ người dân.
Còn anh Đinh Hiếu Nghĩa, ở trường Cao đẳng Nghề Du lịch Cần Thơ cho rằng: “Đi bộ là xu thế tiến bộ trên thế giới. Ở Cần Thơ có lợi thế là vẻ đẹp của bến Ninh Kiều. Vì thế, cần phát huy khai thác giá trị du lịch trên đoạn này”. Cụ thể, tổ chức cá hoạt động gắn với cộng đồng, hưởng ứng giờ trái đất, thắp nến trên cầu, đờn ca tài tử… để tạo điểm nhấn cho Cần Thơ là một khi đặt chân đến Cần Thơ thì không thể không biết tới cầu đi bộ này.
![]() |
Câu lạc bộ Nữ Doanh nhân TP Cần Thơ đi trên cầu đi bộ.
Kiến trúc sư Trương Công Mỹ, Phó Giám đốc Sở Xây dựng kiêm Chủ tịch Hội kiến trúc TP Cần Thơ nhất trí với ý tưởng cho gắn khóa tình yêu trên cầu đi bộ. Ông cho rằng, đó là kỷ niệm của bạn trẻ, họ ký gửi tình yêu vào đó. Hơn nữa, là một nhu cầu của xã hội và mang tính nhân văn.
Còn Soạn giả Nhâm Hùng, Nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô ủng hộ việc gắn khóa tình yêu trên cầu nhưng để tự nhiên không can thiệp gì cả. Ông đề xuất thêm, để phát triển và thu hút nhiều khách du lịch cần tổ chức các sự kiện du lịch, văn hóa như: tái hiện chợ nổi trên sông, hình thành tuyến du lịch đường sông chính thức, xây dựng Làng văn hóa Nam bộ, xây dựng đài quan sát để ngắm sông…
Cầu đi bộ Cần Thơ nối từ bến Ninh Kiều sang cồn Cái Khế, dài gần 200 m, rộng 7,2 m, thiết kế hình chữ S, có hệ thống đèn led trang trí nhiều màu sắc. Cầu đưa vào hoạt động ngày 6/2/2016 với kinh phí gần 50 tỷ đồng. Sau khánh thành, nhiều bạn trẻ đã tham quan và gắn khóa tình yêu trên thành cầu, sau đó UBND quận Ninh Kiều đã cho tháo bỏ vì sợ mất vẻ mỹ quan.
An
Người ta đi gỡ khóa tình yêu. Mình lại đi gắn.
Thích Trả lời
nguyễn Đình Tuy
Không nên làm cái việc mà người khác đã làm và đã lỗi thời.
Thích Trả lời
Phan minh Vu
Lại bắt chước nước ngoài rồi. Hãy nghĩ ra cái gì riêng của VN đi.
Thích Trả lời
Phạm Vân Hải
Trời đất ơi! Bây giờ mà còn nói đến việc gắn khóa tình yêu trên cầu. Bao nhiêu nước đang đau đầu về chuyện này vì không biết cách giải quyết. Thử tượng tưởng một thời gian nữa thôi trên cây cầu sẽ như thế nào. Thà sớm không cho phép việc này còn hơn vì mục đích du lịch viển vông nào đó. Tôi nhấn mạnh, việc gắn khóa trên cầu thực sự sẽ làm ô nhiễm cây cầu, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến lực chịu tải của cây cầu.
Thích Trả lời
Phan Hào
Không nên ủng hộ việc này vì chỉ là sự học đòi nơi khác! Yêu nhau thì thiếu gì cách thể hiện mà phải dùng khóa gắn lên cầu, làm vậy chỉ thêm sự nhếch nhác cho các cây cầu thôi. Mặt khác nếu tình yêu mà dùng khóa để "khóa" thì gọi gì là yêu, hãy để tình yêu được "chấp cánh", "thăng hoa" mới đúng chứ! Không khéo khóa xong thì "ba bảy hai mốt ngày" thì tình yêu đã chết. Vậy "khóa" có ý nghĩa gì??? Bao nhiêu chuyện cần bàn để tháo gỡ khó khăn cho phát triển KT-XH thì không bàn! Toàn bàn chuyện ...
Thích Trả lời
Tran Van Cham
Mỗi đất nước có đặc trưng riêng, cây cầu cũng thế, ta phải là ta. Đừng làm cái gì như người ta, chắc không giống người được mà cũng chẳng phải là ta.
Thích Trả lời