> Nóng Giao lưu trực tuyến trước thềm Đại hội Đoàn
> Tâm thư gửi đại hội Đoàn toàn quốc
Hoàn cảnh nào cũng phải biết phát huy TN
Ông được thế hệ đi sau nhắc đến nhiều với công trình TN Sông Đà. Bài học từ việc xây dựng công trình TN đầu tiên giúp gì cho thế hệ sau này, thưa ông?
Công trình TN Sông Đà là một sự sáng tạo. Đến nay bài học về Sông Đà vẫn còn tính thời sự.
Khi thấy tình hình điện, nước yếu quá, Ban Bí thư T.Ư Đoàn và tôi đã gặp trực tiếp một số lãnh đạo Nhà nước đề nghị cho T.Ư Đoàn được đỡ đầu công trình Sông Đà.
Hội đồng Bộ trưởng đã họp và ra quyết định Thủy điện Sông Đà mang tên Công trường thanh niên cộng sản. Thủy điện Hoà Bình trở thành thủy điện lớn nhất Đông Nam Á nhờ sự dồn sức của TN cả nước.
Xây dựng trong thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn, kiến thức về kỹ thuật không nhiều nhưng TN vừa cần mẫn làm vừa học hỏi. Có thời điểm cao trào hàng vạn TN có mặt ở công trường tập trung làm việc với khí thế cao.
Phong trào TN cả nước hướng về Sông Đà, chi viện lương thực cho TN làm việc trên công trường phát huy hiệu quả mạnh mẽ. Công nhân làm việc tích cực hơn, ăn uống tốt, sức khỏe tốt hơn, tinh thần hứng khởi nên làm việc cả ngày lẫn đêm.
Từ điểm sáng Sông Đà, TN cả nước bứt phá đi lên. Khắp nơi, tinh thần Sông Đà lan tỏa, không khí học rạo rực với phong trào học tập hướng về Sông Đà. Công trường TN cộng sản đầu tiên đã có tác dụng lan tỏa như thế.
Nhìn lại công trình ấy, chúng ta rút ra được nhiều bài học. Trong bối cảnh nào TN vẫn phải có quyết tâm tìm ra phương thức hoạt động cho mình.
Đúng như câu hát của nhạc sỹ Tôn Thất Lập trong bài “Tình ca Tuổi trẻ”: Khi đất nước còn khó khăn là TN ta xung phong/ Khi Tổ quốc cần chúng ta là TN ta sẵn sàng.
Bài học thứ hai, Đoàn TN phải chủ động tạo ra cơ chế phối hợp giữa TN với Nhà nước, để Nhà nước tin cậy TN, giao việc cho TN. Không chỉ TN được rèn luyện trưởng thành qua thực tiễn Sông Đà mà nhiều cán bộ Đoàn gắn bó với Sông Đà cũng trưởng thành lên rất nhiều.
Ông có chia sẻ gì với TN khi xây dựng công trình TN thời nay?
Hiện chúng ta có làng TN lập nghiệp, rất hay và ý nghĩa. Nhưng tôi thấy vẫn còn mang tính hình thức. Theo tôi cần phải có đầu tư, phải đi sâu, có thiết kế với những đề án lớn.
Ví như đặt ra mục tiêu cần xây dựng 1.500 làng TN lập nghiệp trong 20 năm, trong đó mỗi tỉnh xây dựng 3-5 làng/năm có thiết kế quy hoạch về quy mô, thanh niên tham gia, tổng số tiền đầu tư... chúng ta sẽ làm được và khơi dậy một phong trào ý nghĩa lớn.
Tôi thấy, cần xây dựng công trình TN có mục tiêu và xây dựng với quy mô lớn. Có thể nhận xây dựng công trình TN trên đảo Trường Sa lớn.
Đoàn TN bàn bạc với các bộ, ban ngành chủ quản xin ý kiến, mời các chuyên gia giỏi giúp tìm hiểu để xây dựng công trình TN ở đó, xác định những việc TN cần làm để bảo vệ chủ quyền, phát triển tiềm năng kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển...
Chúng ta phải có tâm huyết để nâng tầm công trình TN. Hãy dựa vào TN, gõ cửa TN, TN sẽ cho những sản phẩm trí tuệ, sáng tạo.
Xây dựng cán bộ Đoàn thời kỳ mới
Thanh niên tình nguyện phá núi mở đường. Ảnh: Hồng Vĩnh. |
Có ý kiến cho rằng, còn có một bộ phận cán bộ Đoàn xa rời TN, ông thấy điều đó có đúng không? Làm thế nào để giữa cán bộ Đoàn và TN thật sự gần gũi, khơi dậy những phong trào, hoạt động thiết thực?
Tôi thấy một bộ phận cán bộ Đoàn xa rời TN là một thực tế. Vẫn còn có những cán bộ Đoàn chưa tâm huyết. Điều cần làm là phải chọn cán bộ Đoàn thực sự tâm huyết, gắn bó với phong trào. Nên sàng lọc cán bộ Đoàn trong phong trào và qua bỏ phiếu tín nhiệm.
Có một thực tế nữa là, đòi hỏi cán bộ Đoàn hy sinh cho phong trào là một bài toán khó. Trong cơ chế thị trường, đồng tiền lấn át nhiều giá trị, thước đo, đòi hỏi cán bộ Đoàn phải có ý chí trong học tập, có nghị lực vươn lên và có trình độ để lãnh đạo và dẫn dắt được người khác.
Điểm mấu chốt của xây dựng cán bộ Đoàn thời kỳ mới là gì, thưa ông?
Điểm mấu chốt ở đây là vấn đề đạo đức cán bộ. Nói về tài năng thì vô cùng, trước hết người ta nhìn vào đạo đức, xem người cán bộ ấy có tấm lòng không, có tâm huyết không, còn việc học tập, trau dồi là cả một quá trình, có thể học suốt đời để nâng cao trình độ.
Hơn nữa, cần để cán bộ Đoàn lăn lộn từ cơ sở, trưởng thành từ cơ sở mới thấy gắn bó với cơ sở, gắn bó với TN.
Có một thực tế nữa là, đòi hỏi cán bộ Đoàn hy sinh cho phong trào là bài toán khó. Trong cơ chế thị trường, đồng tiền lấn át nhiều giá trị, thước đo, đòi hỏi cán bộ Đoàn phải có ý chí trong học tập, có nghị lực vươn lên và có trình độ để lãnh đạo và nói được người khác. |
Hải Yến
thực hiện